6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
2.8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủiro tín dụng tại ngân hàng Thương mạ
2.8.2. Những hạn chế cần khắc phục
Trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ vẫn cịn tồn tại các hạn chế cần khắc phục:
Chưa xây dựng được chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tồn diện bằng cách thiết lập các mục tiêu định hướng cho các hoạt động cấp tín dụng. Để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả thì cơng tác quản lý cần được gắn liền với chiến lược phát triển của chi nhánh do đó việc thiết lập các mục tiêu là rất quan trọng nhất là các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu thập và tăng cường mối quan hệ của chi nhánh với khách hàng, tạo ra khuôn khổ để kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đề ra.
Nợ quá hạn chưa thực sự kiểm soát tốt, biến động thất thường, đây là điểm hạn chế có khả năng gây ra rủi ro tín dụng đối với chi nhánh Phú Mỹ.
Mơ hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự có hiệu quả. Phịng Quản lý rủi ro tín khơng có tính độc lập do vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc nên vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của chi nhánh, nên không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng. Hiện nay, quy định về những hồ sơ vay phải thơng qua Hội đồng tín dụng khá chặt chẽ và cụ thể về điều kiện nhưng hoạt động của Hội đồng tín dụng cịn mang tính hình thức việc các thành viên hội đồng tín dụng cũng khơng đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ mà phần lớn là thông qua công tác nhận diện rủi ro tín dụng chưa chú trọng nhận dạng đối tượng chính gây ra rủi ro là khách hàng. Hiện nay, nhận diện rủi ro tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, phòng quản lý rủi ro là phòng đầu mối, tuy nhiên công tác nhận diện rủi ro chủ yếu thu thập thông tin chủ yếu từ báo cáo phản hồi từ các phịng/tổ nên khơng chủ động và kịp thời, phòng rủi ro thực hiện chủ yếu là khi rủi ro đã xẩy ra mới tiến hành xử lý.
Về quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng có một số mặt hạn chế sau:
- Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm tốn.
- Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng có các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.
- Chính sách khách hàng chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa vì chưa xác định được thị trường mục tiêu, xác định được các ngành nghề trọng yếu phát triển tín dụng, chưa định hướng được danh mục cho vay hạn chế rủi ro tín dụng.
Hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn bất cập như hệ thống thông tin nội bộ khách hàng hiện nay chưa được cập nhật đầy đủ, đáp ứng kịp thời. Các thông tin lấy từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ.
Chưa có phần mềm theo dõi việc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng nên có thể xảy ra tình trạng một khách hàng bộ phận kinh doanh này từ chối cho vay nhưng được bộ phận khác đồng ý cho vay. Chưa có phần mềm hỗ trợ việc quản lý danh mục khách hàng một cách hiệu quả.
Công tác kiểm tra giám sát nội bộ: Bộ phận kiểm soát nội bộ chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong trường hợp rủi ro phát sinh, bộ phận kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn để báo cáo trực tiếp lên Hội sở chính, việc báo cáo kiểm tra nội bộ chỉ mang tính hình thức, rủi ro tín dụng chưa được phản ảnh một cách trung thực.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung của chương 2. Trước khi đi vào tập trung phân tích, đánh giá về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ. Tác giả đã đưa ra những giới thiệu tổng quan chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Những thông tin về quá trình hình thành và phát triển BIDV Phú Mỹ cùng với mơ hình tổ chức và sản phẩm, dịch vụ chính … thơng tin về kết quả kinh doanh của chi nhánh Phú Mỹ trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017.
Nội dung trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Từ những thông tin số liệu kết quả kinh doanh thu thập được, kết hợp sử dụng bảng câu hỏi khảo sát từ các chuyên gia tín dụng tại chi nhánh Phú Mỹ với kích thước mẫu được chọn là mẫu. Phân tích xử lý dữ liệu thu thập bằng phần mềm Ecexel thống kê mơ tả so sánh, qua đó đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đang được cải thiện tốt hơn hay xấu đi để có những biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời.
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
Từ những nội dung được tác giả tổng hợp và phân tích tại chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Phú Mỹ trong chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH BIDV PHÚ MỸ.