6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
3.3. Kiến nghị
3.3.1.3. Hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại CIC của ngân hàng Nhà
hàng Nhà nước.
Hoạt động trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) xếp hạng tín dụng (XHTD) ra đời như là một xu thế tất yếu nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh. Trung tâm đã không ngừng nghiên cứu phương pháp xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới như Moody’s, Standard and Poors, Fitch,… Xây dựng mơ hình và thu thập thơng tin để kiểm nghiệm mơ hình xếp hạng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. CIC trong thời gian qua tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng báo cáo XHTD bằng việc tăng cường đánh giá các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá về năng lực lãnh đạo của doanh ngiệp (DN) và phân ngành kinh tế chuyển từ 8 ngành sang 20 ngành kinh tế cho sát với ngành nghề kinh doanh của các DN tại Việt Nam. Và hiện nay việc cải tiến phương pháp XHTD, từ việc chuyển từ 20 ngành sang 35 ngành kinh tế kết hợp phân tích các mơ hình đánh giá thơng tin phi tài chính, thơng tin tài chính, mơ hình phân tích thơng tin quan hệ tín dụng, mơ hình đánh giá tác động mối liên quan DN, thông tin công ty mẹ - công ty con. Cùng với việc đưa vào đánh giá các thơng tin có giá trị như thơng tin tổng hợp phân tích
ngành, tác động chính sách Nhà nước đến DN, xem xét các thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật, thông tin đánh giá chuyên gia, tăng giảm hạng DN, báo cáo XHTD đã được nâng cao về chất lượng và ngày càng được các đối tượng sử dụng đánh giá cao. Hoạt động XHTD tại CIC mang tính khách quan, đánh giá được mức độ rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng vay, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại các TCTD. Với mục tiêu hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác XHTD, CIC cũng cần tiếp tục nghiên cứu phương pháp xếp hạng, nâng cao chất lượng báo cáo XHTD, nắm bắt công nghệ để theo kịp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và ngày càng phù hợp với thực tế ở Việt Nam. CIC cần định hướng mở rộng hoạt động XHTD, tăng độ bao phủ XHTD trong nền kinh tế, hướng đến 100% các DN đều được đánh giá xếp hạng trong tương lai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu XHTD cho các TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mơ, giữ ổn định trong hệ thống ngân hàng. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với xếp hạng tín dụng là DN chưa minh bạch trong việc lập báo cáo tài chính và tỷ lệ báo cáo tài chính của DN được kiểm tốn cịn thấp. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo kết quả xếp hạng tín dụng được chính xác, khách quan, ngồi việc dựa vào báo cáo tài chính và thơng tin do DN cung cấp, cần phải có thơng tin từ những nguồn khác để so sánh. Chẳng hạn, đối chiếu báo cáo tài chính gửi từ ngân hàng thương mại với báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của DN với các tổ chức tín dụng, xem xét sự thay đổi về tài chính trong q trình hoạt động của DN. Với doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên, nếu báo cáo tài chính khơng trung thực dễ dàng bị phát hiện bởi số liệu không thống nhất trong các kỳ báo cáo. Hoàn thiện hoạt động XHTD hệ thống thơng tin tín dụng để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một cơng ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mơ hình cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao cơng nghệ và học tập kinh nghiệm của các Cơng ty
xếp hạng tín dụng trên thế giới.
3.3.2. Kiến nghị trụ sở chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.2.1. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế nợ xấu BIDV phải xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Nội dung chính sách gồm:
- Hoàn thiện và ban hành các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) để kiểm soát định kỳ.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý danh mục tín dụng, tính tốn tổn thất tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực. Triển khai các công cụ để quản lý dư nợ cấp tín dụng theo ngành nghề lĩnh vực theo Nghị quyết của HĐQT.
- Xây dựng và triển khai việc quản lý danh mục cho vay.
- Xây dựng phần mềm quản lý công việc, quản lý phê duyệt, quản lý giới hạn cấp tín dụng đến từng khách hàng, từng chi nhánh theo thời gian thực.
- Tiếp cận các cơng cụ, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế như: định giá khoản vay (risk pricing model), RAROC.
- Xây dựng/hoàn thiện hệ thống phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro ngành nghề, sản phẩm, đối tượng khách hàng, khu vực địa lý.
- Xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp để kiểm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: đề xuất, thẩm định rủi ro, tác nghiệp).
- Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trước, trong và sau cho vay. - Xem xét các hình thức Bảo hiểm tín dụng.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Tăng cường cơng tác quản lý rủi ro sau khi cấp tín dụng.
- Có biện pháp kiểm sốt việc nhiều Chi nhánh cùng cho vay một khách hàng.
- Rà soát việc thực hiện nhận, định giá TSĐB tuân thủ theo chính sách cấp tín dụng.