6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
3.3. Kiến nghị
3.3.1.2. Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh
Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro phát sinh nợ xấu. Đây là nội dung rất quan trọng, căn bản thuộc về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội ngân hàng. Nội dung này được thể hiện qua các giải pháp chính dưới đây.
- Thanh tra ngân hàng thực hiện cơ chế giám sát từ xa và thanh tra hội sở chính các TCTD khi có vấn đề và trên cơ sở rủi ro; đóng vai trị là cơ quan soạn thảo, trình Thống đốc NHNN ban hành danh mục quy định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho từng loại TCTD, các hình thức xử phạt tương ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thông lệ quốc tế tương ứng. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra nhà nước để phát hiện, cảnh cáo, chấn chỉnh và xử phạt nghiêm các hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh;
- Yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng tín dụng; đồng thời tăng cường kiểm toán nội bộ để kịp thời khắc phục các sai phạm và xử lý nợ xấu;
- Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc góp phần chống các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng của mọi hội viên có thành phần sở hữu khác nhau; phổ biến pháp luật và được hình thành một số thiết chế hưởng lợi chung như: làm đầu mối tổ chức mua bán nợ tốt, tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các thành viên,… Do đó NHNN cần phải phát huy đúng vai trị kiểm tra, kiểm sốt có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.