6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3.1. Tiếp cận địa lí kinh tế
Mối quan hệ giữa các vùng ven biển với các vùng kinh tế khác được xem xét dưới góc độ chính sách phát triển các vùng kinh tế - sinh thái - nhân văn. Về góc độ kinh tế, các chuyên gia cho rằng, cư dân vùng ven biển khai thác và hưởng lợi trực tiếp các nguồn lợi của biển cũng chính là những người có nghĩa vụ trực tiếp trong việc tái tạo, gìn giữ các nguồn lợi đó. Vì vậy, từ góc độ địa kinh tế, có thể chia DVB gắn với các vùng kinh tế trọng điểm như sau [81]:
- Tiểu vùng ven biển Bắc Bộ gồm 5 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tiểu vùng ven biển Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, gắn với trục kinh tế Bắc Trung Bộ. Đó là khu cơng nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ - Vinh - cảng Vũng Áng - Huế. Tiểu vùng này có hai tuyến đường quan trọng nối Việt Nam với Lào là quốc lộ 8 và quốc lộ 9. Đây là tiểu vùng ven biển cửa ngõ cho các nước nằm trong chiến lược hành lang Đông - Tây thông thương với các nước trên thế giới.
- Tiểu vùng ven biển Trung Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, gắn với trục kinh tế Đà Nẵng - Dung Quất - Nha Trang và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Tiểu vùng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.