GTSX, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 80 - 83)

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011 1. GTSX (giá 1994, tỉ đồng) 1.353,1 4.629,8 9.246,5 11.213,9 - Tốc độ tăng trưởng (%) 15,8 18,6 21,4 21,3 3. GTSX (giá thực tế, tỉ đồng) 1.767,0 13.128,9 22.520,8 25.697,1 - So với 3 tỉnh TNT (%) 30,8 47,9 40,3 32,3 4. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 - Khai thác 53,1 38,5 38,1 38,1 - Chế biến 38,3 49,6 53,0 51,5

- SX, phân phối điện, ga, nước 8,6 11,9 8,9 10,4

Nguồn tính tốn từ: [19],[21],[26] từ [103] đến [136] GTSX công nghiệp theo giá so sánh 1994 đạt 11.213,9 tỉ đồng năm 2011, tăng 8,3 lần năm 2000 và tăng 2,4 lần năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp DVBTNT liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của ba tỉnh TNT. Giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình qn đạt 21,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp ba tỉnh TNT là 3,4% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của ba tỉnh là 17,8%).

công nghiệp của DVBTNT phát triển chưa tương xứng. Năm 2011, GTSX cơng nghiệp chiếm 32,3% và có xu hướng giảm trong cơ cấu GTSX công nghiệp của ba tỉnh TNT (tính theo giá thực tế).

Trên tồn dải đã hình thành nên nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp và hoạt động của các cơ sở ngày càng hiệu quả

Năm 2000 tại DVBTNT có 39,9 nghìn cơ sở sản xuất cơng nghiệp, chiếm 29,4% số cơ sở công nghiệp của ba tỉnh TNT, đến năm 2011 tăng lên 53,9 nghìn cơ sở, chiếm 45,3% số cơ sở cơng nghiệp của ba tỉnh TNT. Các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm các ngành như: khai thác đá, sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất muối, chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống...Tuy nhiên, do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu nên doanh thu của các cơ sở thường khơng ổn định, chính vì vậy quy mơ của các cơ sở công nghiệp nhỏ bé, phần lớn sử dụng lao động trong gia đình. [phụ lục 2.4]

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của DVBTNT, nhóm ngành cơng nghiệp chế biến gắn với các lợi thế của biển chiếm số lượng cơ sở, số lượng lao động và GTSX lớn nhất, chiếm 33,2% GTSX tồn ngành cơng nghiệp. Cơng nghiệp chế biến đang ngày càng phát triển ở DVBTNT do được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đồng bộ và từng bước hiện đại. Trên DVBTNT đã hình thành nhiều cơ sở chế biến đạt chất lượng cao, có cơng nghệ khép kín, đặc biệt trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, do đây là địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm

Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ mặc dù GTSX tăng qua các năm nhưng có xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng trong cơ cấu, từ 53,1% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2011. Công nghiệp khai thác mỏ, nhất là khai thác khống sản gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều mỏ khống sản có trữ lượng lớn (sắt trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á) nhưng chưa thể khai thác được do thiếu vốn đầu tư, khơng đủ trình độ về khoa học kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao, các mỏ nằm sâu trong lòng đất, hàm lượng tạp chất trong quặng lớn; có những loại khoáng sản như Ti tan, Kẽm, các mỏ đá…khai thác bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhiều cơ sở khai thác bị đình chỉ hoạt động…

Cơ cấu cơng nghiệp DVBTNT bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng được các cơ sở sản xuất có qui mơ tương đối lớn như: cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp khai thác mỏ. Các ngành này đều dựa vào lợi thế to lớn về nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp DVBTNT đang chuyển dịch theo qui luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài

Nhà nước (từ 37,5% năm 2000 lên 52,5% năm 2011). Khu vực kinh tế Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung Ương quản lý), mặc dù về số lượng và tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu cơng nghiệp giảm (từ 47,7% năm 2000 xuống cịn 28,5% năm 2005 và 22,4% năm 2011) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn dải phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức lại cịn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) cũng có đóng góp cho GTSX công nghiệp của DVBTNT và xuất khẩu nhưng thiếu ổn định. Năm 2000, khu vực này đóng góp 19,9% GTSX cơng nghiệp DVBTNT, năm 2005 tăng lên 33,3% nhưng năm 2011 chỉ còn 17,0%. Điều này do những thế mạnh của DVBTNT không thể phát huy được, nhất là việc khai thác các mỏ khống sản, kinh tế cảng có sự đình trệ, việc hồn thiện và xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cịn nhiều hạn chế, các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau khi bỏ vốn đầu tư ban đầu nhưng nhận thấy hiệu quả không cao lại rút vốn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cơng nghiệp của DVBTNT. [Tính tốn từ

[19] đến [26],[103] đến [136]

b. Các ngành công nghiệp chủ yếu

DVBTNT có cơ cấu ngành cơng nghiệp đa dạng, có đầy đủ các ngành thuộc ba nhóm ngành: khai thác, chế biến và sản xuất điện, ga, nước. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỷ trọng cao trong GTSX công nghiệp phải kể đến: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, khai thác mỏ.

Hình 2.2. Cơ cấu GTSX cơng nghiệp phân theo ngành ở DVBTNT năm 2011

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đây là một trong những ngành truyền thống và là thế mạnh của DVBTNT do có lợi thế về nguồn ngun liệu, khống sản phi kim loại như đá vôi, đất sét, cao lanh, cát sỏi, đá các loại… phân bố rải rác dọc ven biển, dễ khai thác, chế biến ngay tại chỗ. Chính vì vậy, sản xuất vật liệu xây dựng đang và sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn.

Nhu cầu xây dựng trong DVBTNT cũng như ba tỉnh TNT, cả nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á không ngừng tăng lên. Năm 2011, GTSX của ngành chiếm 33,2% GTSX công nghiệp, đứng đầu trong cơ cấu các ngành cơng nghiệp của DVBTNT. Đây là ngành có số cơ sở sản xuất khá lớn (5,7 nghìn cơ sở) và đội ngũ lao động đơng đảo 30,8 nghìn người, chiếm 18,4% tổng số lao động của ngành công nghiệp).

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu của ngành vật liệu xây dựng ở DVBTNTgiai đoạn 2000 - 2011

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w