6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.3.2. Cơ cấu kinh tế
a. Theo ngành
Trong hơn 10 năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế theo ngành của TNT có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH - HĐH; tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản trong GDP. Giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng GDP của ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 45,9% xuống còn 28,9%. Trong khi đó tỷ trọng của cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 18,4% lên 36,3%, dịch vụ chưa thật ổn định từ 33,6% năm 2005 lên 35,0% năm 2010. Tuy nhiên, so với toàn vùng BTB cũng như so với cả nước thì tốc độ chuyển dịch cịn chậm, tỷ trọng của nơng - lâm - ngư còn cao, chiếm 28,9% GDP năm 2011 (trong khi đó lĩnh vực này của cả nước năm 2011 là 22,0%, của BTB là 25,0% cùng thời kỳ) [Phụ lục 1.5].
b. Theo thành phần kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của TNT còn chậm. Khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối, cịn khu vực có vốn đầu tư nước ngồi mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Khu vực kinh tế Nhà nước tuy giảm về tỷ trọng từ 31,7% xuống còn 26,3% từ năm 2000 đến năm 2011 nhưng vẫn giữ vai trị chủ đạo trong tồn bộ nền kinh tế của TNT. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt trong vùng vẫn do Nhà nước quản lý. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng tương ứng từ 66,8% lên 70,7%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này nhanh hơn so với toàn vùng BTB [Phụ lục 1.6,1.7]
c. Theo lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng. Trên từng tiểu vùng, Thanh Hóa vẫn là tỉnh có GDP cao nhất, chiếm 48,9% tổng GDP của ba tỉnh năm 2011, Nghệ An với GDP chiếm gần 36,9%, và thấp nhất vẫn là tỉnh Hà Tĩnh 14,7% tổng GDP của ba tỉnh. [19][21][26]. Mặc dầu cũng phát huy được lợi thế của mình nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua cịn gặp
nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào các ngành mũi nhọn.
Trên phạm vi cả ba tỉnh cũng đã hình thành một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian như KKT: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đơng Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng diện tích 60.218 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích của 18 KKT trên cả nước.
Ngồi ra, các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành nổi bật trong nông - lâm - thủy sản là: hộ gia đình, trang trại và vùng sản xuất tập trung; trong cơng nghiệp đó là các KCN, TTCN; trong dịch vụ là các điểm du lịch, các đô thị du lịch đang ngày càng phát huy hiệu quả trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TNT.