giai đoạn 2009 - 2012
Đơn vị: Tỉ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
KCN Hoàng Mai 208 215,5 237,4 240,1
KCN Gia Lách - - 43 56
Nguồn: Tính tốn từ [12]
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc phát triển các KCN ở DVBTNT cịn nhiều bất cập và chưa hợp lý, điều đó được thể hiện:
+ Tiến độ lập quy hoạch chi tiết các KCN so với u cầu cịn chậm. Q trình phối hợp khảo sát, lựa chọn địa điểm quy hoạch các KCN chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian để thống nhất địa điểm (KCN Hoàng Mai)
+ Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN rất chậm, ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư cũng như việc triển khai thực hiện dự án được cấp phép vào KCN.
+ Thu hút đầu tư vào các KCN chưa có kế hoạch, mục tiêu cụ thể, còn nặng về số lượng dự án với tư tưởng muốn nhanh chóng lấp đầy diện tích; Thu hút đầu tư các dự án hạ tầng KCN chậm; Chưa thu hút được các dự án có quy mơ lớn, có tính động lực, các dự án có cơng nghệ, thiết bị hiện đại; số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn ít, quy mơ dự án nhỏ. Q trình cấp chứng nhận đầu tư cho các dự án chưa quan tâm thẩm tra năng lực thực tế của nhà đầu tư… dẫn đến tình trạng vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đăng ký; một số dự án chậm tiến độ triển khai, một số bị thu hồi.
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đã hoạt động trong các KCN cịn thấp, đóng góp cho ngân sách nhà nước chưa cao; chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương. Chưa tương xứng với nguồn vốn nhà nước đã đầu tư và mong muốn của các KCN.
+ Thời gian cấp Chứng nhận đầu tư cho các dự án cịn chậm; chưa tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Do đó, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như việc thu hút đầu tư vào KCN; chưa có các giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Đánh giá tác động của các KCN đối với kinh tế - xã hội địa phương và môi trường ở DVBTNT.
Dựa trên phương pháp quan sát thực địa, đề tài đã rút ra những tác động đối với kinh tế - xã hội của địa phương có KCN và đối với mơi trường xung quanh như sau:
+ Về mặt kinh tế - xã hội
Sự hình thành và phát triển các KCN ở DVBTNT bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác được những lợi thế của lãnh thổ, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo được một số sản phẩm cơng nghiệp có giá trị. Tuy nhiên, hoạt động của KCN chưa thật hiệu quả, mức lương của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN chưa cao và chưa thực sự đảm bảo cuộc sống của một bộ phận lớn công nhân lao
động; các doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết cho lao động về an toàn, về đời sống…Các KCN chưa tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương sống xung quanh các KCN và ngược lại có những tác động tiêu cực như làm gia tăng tệ nạn xã hội (điển hình ở KCN Hồng Mai).
+ Về những tác động đối với môi trường
KCN gây ô nhiễm nặng đối với mơi trường và vị trí của KCN hiện tại là chưa hợp lí vì KCN được đặt tại nơi có đơng dân cư sinh sống. Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, đặc biệt tiếng ồn và bụi từ các nhà máy luyện gang Kế Đạt và nhà máy dăm Gỗ Hồng Mai có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống của những người dân xung quanh.
b. Nơng nghiệp * Hộ gia đình
Hộ gia đình là hình thức cơ bản trong kinh tế của DVBTNT. Năm 2011, tổng số hộ của DVBTNT là 241.587 hộ, chiếm 14,1% tổng số hộ của ba tỉnh TNT; trong đó hộ nông - lâm - thủy sản lớn nhất với 174.893 hộ, chiếm 72,4%, thứ hai là hộ dịch vụ với 32.775 hộ chiếm 13,6%, hộ công nghiệp - xây dựng là 17.387 hộ, chiếm 7,2%, còn lại là các hộ khác với 16.532 hộ, chiếm 6,8%. [Phụ lục 2.10]