Vốn đầu tư phát triể nở DVBTNT phân theo nguồn huy động

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 73 - 77)

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn dải

(Tỉ đồng) 3.462,3 7.386,2 29.890,7 33.897,7

- Trong nước 3.404,4 7.286,8 25.751,5 28.293,6

- Ngoài nước (FDI) 57,9 99,4 4.139,2 5.604,1

2. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%) 100 100 100 100

- Trong nước 98,3 98,7 86,2 83,5

- Ngoài nước (FDI) 1,7 1,3 13,8 16,5

Nguồn: [54],[56],[57]

Nguồn vốn đầu tư trong nước ln chiếm vị trí quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển của DVBTNT, trên 83%/năm, tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu.

Trong cơ cấu vốn đầu tư trong nước, vốn nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể, 46,6% năm 2011, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, 24,7%. Nguồn vốn tín dụng và vốn tự có của doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng khơng cao nhưng nó cũng có đóng góp quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Vốn tín dụng được dùng để đầu tư theo dự án, cịn vốn tự có do chiếm tỷ lệ nhỏ nên một phần được dùng để làm nguồn đối ứng với vốn tín dụng, số

cịn lại chủ yếu là đầu tư tài sản cố định phục phụ quản lý doanh nghiệp.

Đối với nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 chiếm 53,4%. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế, đây là nguồn vốn rất quan trọng, thể hiện tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và DVBTNT nói riêng.

Về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sửa đổi năm 2005, số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ra đời nhanh chóng, số vốn đầu tư của khu vực này có xu hướng tăng nhưng không ổn định trong cơ cấu và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong vốn trong nước. Năm 2011 nguồn vốn này đã tăng từ 11,3% (năm 2000) lên 15,2%.

Về nguồn vốn đầu tư của dân và tư nhân không hề nhỏ, chiếm 38,2% vốn trong nước năm 2011, còn từ năm 2000 đến năm 2008 đều chiếm tỷ trọng trên 34%, nghĩa là lượng vốn trong dân khá lớn, nếu biết phát huy thì đó sẽ là một nguồn vốn đáng kể, đóng góp cho cơng cuộc CNH - HĐH ở DVBTNT. Đáng chú ý, đầu tư của các hộ gia đình trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn đã có bước chuyển biến, góp phần làm tăng thu nhập, sức mua của bộ phận có thu nhập thấp, đồng thời tạo ra tích lũy cho nền kinh tế.

So với nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 13,8% nhưng có xu hướng tăng mạnh, từ 1,7% năm 2000 (thậm chí 1,3% năm 2005) nhưng đến nay đã tăng hơn 16% vào năm 2011. Đây là dấu hiệu khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở DVBTNT.

Vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế có sự phân hóa rõ rệt, hai khu vực có sự ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu vốn đầu tư là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là khu vực nông nghiệp. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. [Phụ lục 2.3]

2.1.3.4. Thị trường

Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng từ đó có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng theo hướng tăng nhanh các khoản chi, ngồi ăn uống cịn có hàng tiêu dùng, vui chơi giải trí... Nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, du lịch nội tỉnh và trong nước sẽ tăng nhanh.

TNT là ba tỉnh có dân số đơng, đây sẽ là một thị trường giàu tiềm năng để các ngành kinh tế có thể khai thác phát triển, đặc biệt là các ngành kinh tế biển.

Về thị trường nước ngoài: hiện nay ba tỉnh TNT đã và đang thiết lập quan hệ kinh tế với nhiều thị trường như Nga và các nước SNG, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức...

năm sắp tới toàn dải cần phải nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin về thị trường để mở rộng tầm nhìn, cách nghĩ, cách làm và điều hành kinh tế vĩ mô một cách phù hợp.

2.1.3.5. Khoa học - công nghệ

Hoạt động KH - CN ở DVBTNT đã hướng vào mục tiêu ứng dụng tiến bộ KH - CN vào phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản và công nghiệp. Nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được thực hiện hiệu quả như: phát triển giống tôm sú, tôm rảo, tôm he, du nhập các loại giống mới đưa vào sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản...

Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất công nghiệp đã được chú trọng (đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, quản lý sản xuất kinh doanh bằng ISO…), do vậy đã tạo được những sản phẩm có chất lượng canh tranh được thị trường trong nước và bước đầu xuất khẩu như: xi măng, bột đá trắng, hàng thủ cơng mỹ nghệ,... góp phần phát triển ổn định các trang trại, hộ nơng dân sản xuất hàng hóa, các vùng CMH tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…

Các đề tài khoa học xã hội và nhân văn được triển khai dưới dạng các giải pháp và mơ hình đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, làm cơ sở khoa học và thực tiễn giúp các cấp uỷ và chính quyền các cấp đề ra chính sách phát triển KT - XH phù hợp và có thể khai thác để xây dựng các điểm, tuyến, khu du lịch…

2.1.3.6. Chính sách phát triển kinh tế biển

Đối với Việt Nam, nếu nhìn gần nhất, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghĩa là khoảng hơn hai mươi năm trước, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và kinh tế biển, đảo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phịng, có

nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”.

Tiếp đến là các Đại hội IX, X, XI đều nhấn mạnh vai trị và vị trí to lớn của phát triển kinh tế biển và hải đảo trong kinh tế chung của cả nước. Trong đó, nêu rõ các chính sách phát triển như: đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân

vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình qn chung của cả nước...

Đó là những quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa mang tầm chiến lược, một cách toàn diện, thống nhất, đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay, tạo niềm tin vững chắc, để chúng ta tiếp tục hành động chủ động và mạnh mẽ hướng tới tương lai.

Từ những chủ trương chính sách trên, tại DVBTNT cũng đã có nhiều chính sách và chương trình phát triển mạnh mẽ theo xu hướng tiến ra biển như các chính sách về đất đai, chính sách về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngồi, chính sách thuế; các chính sách cụ thể trong các ngành kinh tế gắn với đặc thù của biển. Điều đó được thể hiện trong các chương trình hành động, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và dải ven biển, thực sự đã có tác động khơng nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của DVBTNT.

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Những cơ hội và thuận lợi

Kinh tế DVBTNT chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội bên trong lãnh thổ cũng như các nhân tố chính sách, thị trường, nguồn vốn và các mối liên hệ liên vùng từ ngoài lãnh thổ. Mỗi một nhân tố có ý nghĩa nhất định và tác động theo những mức độ khác nhau vào quá trình phát triển.

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu và mở rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để phát huy vị trí và vai trị của DVBTNT trong q trình CNH - HĐH đất nước.

- Có vị trí địa lí thuận lợi, địa kinh tế mở cho ba tỉnh TNT

- Có tiềm năng về biển và ven biển lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển. Có điều kiện và tài ngun (khống sản, thủy sản, đất đai) để phát triển ngành công nghiệp; xây dựng và phát triển các KCN, KKT. Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển các dịch vụ hàng hải

- Nguồn nhân lực tương đối dồi dào, xã hội ổn định và môi trường thu hút đầu tư khá tốt.

- Khả năng thu hút và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ bên ngồi. - Có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ để phát triển kinh tế DVB

2.1.4.2. Những khó khăn - thách thức

DVBTNT có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phức tạp và thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp của nhiều thiên tai như: bão, lũ, gió Phơn Tây Nam khơ nóng, khơ hạn, nước dâng, xói lở bờ biển, ơ nhiễm biển từ hệ thống sơng ngịi… gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Tài nguyên thiên nhiên ở DVBTNT phong phú, đa dạng nhưng thường phân bố đan xen nhau trong những không gian không lớn. Do vậy, trong nhiều khu vực, việc khai thác sử dụng với quy mơ lớn loại tài ngun này sẽ có tác động tiêu cực đến các tài nguyên khác trong cùng khu vực, nhất là khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển cảng biển với phát triển du lịch và hải sản. Bên cạnh đó, có nhiều loại tài nguyên chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ cả về chất lượng cũng như quy luật phân bố.

Hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển tuy được cải thiện một bước, song nhìn chung vẫn cịn nhiều yếu kém so với các DVB khác, đặc biệt là chưa đồng bộ, gây trở ngại lớn cho việc tăng tốc, đồng thời chưa thực sự hấp dẫn để thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

Nguồn nhân lực ở DVBTNT khá dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, phần lớn là chưa qua đào tạo. Hiện còn rất thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp giỏi và lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao để phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở DVB.

DVBTNT là khu vực có nhiều lợi thế so sánh hơn hẳn các vùng khác trong nội địa, là nơi hội tụ nhiều điều kiện và yếu tố quan trọng để phát triển tăng tốc, song cũng có những hạn chế, trở ngại lớn. Do vậy, nếu có định hướng đúng và những mơ hình phát triển phù hợp để phát huy tối đa những lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế nêu trên, DVBTNT sẽ trở thành địa bàn phát triển nhanh, năng động nhất, làm động lực mạnh thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác của ba tỉnh TNT cùng phát triển.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh

2.2.1. Khái quát chung

Trong thời gian qua, DVBTNT đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của ba tỉnh TNT. Đây là địa bàn có nhiều lợi thế, giữ vai trò là trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của TNT.

2.2.1.1. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

DVBTNT chiếm vị trí quan trọng về GTSX của ba tỉnh TNT. Năm 2000 đạt 12.712,5 tỉ đồng (chiếm 37,3% GTSX của ba tỉnh TNT) đến năm 2011 tăng lên 92.422,2 tỉ đồng (chiếm 28,1% GTSX của ba tỉnh TNT).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w