6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.3.3. Giá trị sản xuất
Bảng 1.3 . Giá trị sản xuất của ba tỉnh TNT giai đoạn 2000 - 2011 (giá hiện hành) (giá hiện hành)
Đơn vị: Tỉ đồng
2000 2005 2010 2011
Tổng GTSX 34.100,3 73.369,3 221.987,8 329.457,4
- GTSX nông - lâm - thủy sản 13.130,5 22.681,4 52.337,7 88.149,6
+ Nông nghiệp 10.685,5 18.304,3 42.717,4 71.707,2 + Lâm nghiệp 1.160,4 1.723,1 3.475,7 6.359,2 + Thủy sản 1.284,6 2.654,0 6.144,6 10.083,2
- GTSX công nghiệp - xây dựng 10.398,2 31.301,9 106.711,6 148.411,7
+ Công nghiệp 5.734,5 17.999,8 55.857,4 79.591,7 + Xây dựng 4.663,7 13.302,1 50.854,2 68.820,0
- GTSX dịch vụ 10.571,6 19.386,0 62.938,5 92.896,1 Nguồn: [19],[21],[26]
GTSX của TNT tăng nhanh qua các năm từ 34.100,3 tỉ đồng năm 2000 lên 329.457,4 năm 2011. Trong đó, cơng nghiệp - xây dựng là ngành có GTSX lớn nhất (chiếm 45,0%), dịch vụ mặc dù có xu hướng tăng về GTSX nhưng chưa thật ổn định trong cơ cấu (chiếm 28,2%), nơng nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu (26,8%). Trong những năm qua, do được đầu tư lớn trên cả 3 tỉnh TNT, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng như hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh...nên GTSX tăng nhanh. Tuy nhiên, so với của cả nước thì GTSX cả 3 tỉnh TNT còn nhỏ bé, chỉ chiếm (11,2%) do năng lực cạnh tranh thấp, sức hấp dẫn đầu tư còn nhiều hạn chế, các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội còn bất cập.
Tiểu kết chương 1
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có sự thống nhất trong quan niệm về DVB và phạm vi ranh giới DVB. Tùy vào các mục đích nghiên cứu khác nhau
mà các khái niệm được đưa ra khác nhau. Từ đó các cách tiếp cận nghiên cứu DVB cũng khác nhau như tiếp cận về mặt tự nhiên, về mặt sinh thái - mơi trường, về mặt địa lí kinh tế, về mặt văn hóa - xã hội.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của DVB, song có thể nói vị trí địa lí, các điều kiện về khí hậu, địa hình, các loại tài ngun thiên nhiên và đặc biệt các điều kiện kinh tế - xã hội như dân cư và nguồn lao động, vốn, khoa học kỹ thuật - công nghệ là những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của các ngành gắn với đặc thù của DVB.
Ở Việt Nam, DVB ngày càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển một nền kinh tế mở. Kinh tế DVB trong thời gian qua đã đóng góp 63,3% GDP, thu hút tới 60,3% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 61,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thúc đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Các ngành kinh tế gắn với đặc thù của DVB hiện nay được chú trọng phát triển phải kế đến là: công nghiệp, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo, khai thác và ni trồng hải sản. Cùng với nó là việc hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành và theo không gian như trang trại, vùng sản xuất tập trung, KCN, đô thị du lịch, KKT ven biển. Trong giai đoạn tiếp theo, kinh tế DVB vẫn được xem là đầu tàu lôi kéo các vùng khác trong nội địa.
Với mục đích nghiên cứu sự phát triển kinh tế vì vậy, DVBTNT được xác định là toàn bộ phần đất liền ven biển nằm trong ranh giới hành chính của các huyện, thị giáp biển và các đảo nằm trong ranh giới thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đó là khơng gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với biển.
Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế DVB được xây dựng trên cơ sở khái quát những lí luận về phát triển kinh tế biển và DVB nói chung, các lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế biển, ven biển của thế giới cũng như ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế DVB để vận dụng vào DVBTNT là một kết quả quan trọng về mặt lí luận nhằm góp phần làm nổi bật hiện trạng phát triển kinh tế DVBTNT.
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ