Một số chỉ tiêu của ngành vật liệu xây dựng ở DVBTNT

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 83 - 85)

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 434,7 3.859,9 7.454,4 8.531,4

- So với GTSX công nghiệp (%) 24,6 29,4 33,1 33,2

2. Lao động (nghìn người) 33,8 23,1 28,6 30,8

- So với lao động ngành công nghiệp (%) 24,9 21,1 18,3 18,4

3. Cơ sở sản xuất (nghìn cơ sở) 8,9 7,4 7,8 5,7

- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 22,4 16,7 14,6 10,5 Nguồn: Tính tốn từ [19] đến [26],[103] đến [136]

- Trong ngành vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng là thế mạnh của DVBTNT. Hiện có hai nhà máy xi măng lớn đang hoạt động, đó là Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và Nhà máy Xi măng Hoàng Mai. Sản lượng xi măng của hai nhà máy này đã chiếm 62% sản lượng xi măng của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa và khoảng 18% sản lượng xi măng của cả nước.

Nhà máy Xi măng Nghi Sơn với công suất thiết kế 2,3 triệu tấn/năm, công nghệ khô, với thiết bị hiện đại của Nhật Bản và các nước EU, đạt chất lượng PC40. Sản lượng xi măng Nghi Sơn tăng liên tục từ 1 triệu tấn năm 2000 lên, 2,5 triệu tấn năm 2005 và 5,8 triệu tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,3%/năm.

Nhà máy Xi măng Hồng Mai với cơng suất 1,8 triệu tấn, sẽ nâng công suất lên 2,8 triệu tấn. Xi măng Hồng Mai được đánh giá là có cơng nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh trong ngành xi măng Việt Nam; Sản lượng xi măng Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm từ 68 nghìn tấn năm 2005 lên 118 nghìn tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,6%/năm; doanh thu đạt 109,8 tỉ đồng; lợi nhuận đạt 14,5 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 5,49 tỉ đồng.

- Sản xuất vật liệu xây và lợp như: gạch nung, ngói nung, tấm lợp và đá chẻ… Đây là ngành có mặt ở hầu khắp các huyện, thị của DVBTNT, hiện có 25 cơ sở sản xuất gạch ngói thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; trong đó có các cơ sở sản xuất tiêu biểu như: Xí nghiệp gạch Trường Lâm (Tĩnh Gia), Xí nghiệp gạch Quảng Yên (Quảng Xương), Công ty CP vật liệu xây dựng Quảng Xương (Quảng Xương), công ty

xây dựng K2 (Quảng Xương), Xí nghiệp gạch ngói Diễn Kỷ (Diễn Châu), Cơng ty CP kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh (Cẩm Xuyên), Công ty CP vật liệu xây dựng Đồng Nai - Hà Tĩnh (Kỳ Anh)….Sản phẩm gạch, ngói có chất lượng tốt, màu sắc phong phú, bền, đẹp và đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Xingapore…..

Ngoài các sản phẩm truyền thống, ngành vật liệu xây dựng còn cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm khác như tấm lợp, kể cả tấm lợp màu, gạch hoa và cát sỏi…

* Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

Đây là ngành có lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Hơn nữa, việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống không những làm tăng thêm chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu mà còn tạo điều kiện mở mang ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang và vùng nông thôn ven biển. Năm 2011, ngành này chiếm 21,1% GTSX của tồn ngành cơng nghiệp, đứng thứ hai sau ngành vật liệu xây dựng. Ngành này có 35,8 nghìn lao động, chiếm 21,4% số lao động tồn ngành cơng nghiệp năm 2011. Nổi bật lên là hai ngành chế biến thủy, hải sản và chế biến lương thực, thực phẩm.

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống ở DVBTNT giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX (tỉ đồng) 328,7 2.428,8 4.594,2 5.422,9

- So với GTSX công nghiệp (%) 18,6 18,5 20,4 21,1

2. Lao động (nghìn người) 36,5 19,8 33,3 35,8

- So với lao động ngành công nghiệp (%) 26,9 18,1 21,3 21,4

3. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 9,6 11,9 15,1 15,3

- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 24,1 26,7 28,2 28,4 Nguồn: Tính tốn từ [19] đến [26],[103] đến [136]

- Chế biến thủy, hải sản là nghề truyền thống có từ lâu đời ở DVBTNT với sản phẩm chủ yếu là các loại thủy, hải sản đông lạnh như tôm, mực, cá. Đây là ngành phát triển nhanh, được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn của dải. Trên tồn dải có rất nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản thuộc mọi thành phần kinh tế, từ các cơ sở tư nhân, cá thể đến các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần tập trung ở 15 huyện, thị của dải, tiêu biểu như: Xí nghiệp Đơng lạnh thủy sản xuất khẩu Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Cơng ty chế biến nơng sản thực phẩm Hàm Rồng (Hoằng Hóa), Cơng ty Thủy đặc sản tươi sống xuất khẩu (Tĩnh Gia), Xí nghiệp chế biến thủy sản đơng lạnh Diễn Thành (Diễn Châu), Xí nghiệp chế biến Thủy, hải sản xuất khẩu Cửa Hội (Nghi Lộc), Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh (Kỳ Anh)…với nhiều sản phẩm có thương hiệu

trên thị trường. Năm 2011, các xí nghiệp này đã chế biến được 9.874 tấn thủy, hải sản đông lạnh, đem lại GTSX 5.808,4 tỉ đồng.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đây là ngành có gần 60 làng nghề với trên 15 nghìn lao động, trong đó nổi bật hơn cả là nghề làm nước mắm. Nhờ có nguồn cá biển tươi đánh bắt hàng ngày và việc chuyên chở thuận lợi mà một số làng ven biển đã phát triển nghề chế biến nước mắm. Trên tồn dải có nhiều làng chế biến nước mắm nổi tiếng và có thương hiệu cao như: làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc), làng Khúc Phụ, Xuân Vi (xã Hoằng Phụ, Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa), làng Cự Nham, Hải Thôn, Lương Trung (Quảng Xương), Du Xuyên, Ba Làng (xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia), Vạn Phần (Diễn Châu), Cửa Hội (Nghi Lộc), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên). Nước mắm Cự Nham, Du Xuyên, Ba Làng, Vạn Phần, Cửa Nhượng nổi tiếng không chỉ ở vùng Bắc Trung Bộ mà cịn ở các vùng khác ở phía Bắc.

Ngồi nước mắm cịn nhiều sản phẩm khác từ xay xát gạo đến chế biến hoa màu, làm đậu phụ, mỳ, bún, bánh các loại…

* Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp khai thác mỏ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành cơng nghiệp của dải. Năm 2011, ngành này chiếm 19,5% GTSX, 12,4% tổng số lao động và 9,8% số cơ sở sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh do nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng và khả năng xuất khẩu quặng kim loại và phi kim loại.

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu của ngành khai thác mỏ ở DVBTNTgiai đoạn 2000 - 2011

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w