Giá trị sản xuất trên 1 ha đất của các loại cây trồng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 90 - 92)

Đơn vị: triệu đồng/ha

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011

1. GTSX/ha đất trồng 9,3 15,8 34,5 38,4

- Cây lương thực 8,3 15,0 30,7 34,0

- Cây công nghiệp 10,4 14,2 38,0 42,9

- Cây rau, đậu 20,6 27,9 58,3 65,0

- Cây khác 12,8 18,4 31,1 32,8

Nguồn: Tính tốn từ [19] đến[26],[103] đến[136]

+ Cây lương thực

Cây lương thực là cây trồng chính của DVBTNT vì đây là dải có những đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển. Mặc dù diện tích trồng cây lương thực chỉ chiếm 29,4% diện tích cây lương thực của ba tỉnh TNT và có xu hướng ngày càng giảm trong cơ cấu nhưng nhờ những lợi thế thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, đầu tư thâm canh nên sản lượng, năng suất lương thực cao và tăng nhanh, chiếm 30,1% sản lượng, bằng 102,6% năng suất lương thực của ba tỉnh TNT. Năm 2011, bình quân lương thực trên đầu người đạt 1.296,5 kg/người, gấp 4,2 lần so với năm 2000. [Phụ lục 2.6]

Các huyện có diện tích, sản lượng và năng suất lương thực cao là: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

Cùng với sự tăng nhanh của sản lượng lương thực, các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác cũng đang được DVBTNT chú trọng đầu tư, phát triển. Ngoài ra,

DVBTNT còn chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh trong ngành trồng trọt và đang thực sự là những mơ hình phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Trong nhóm cây lương thực, lúa và ngơ là hai cây trồng chính.

Lúa: là cây trồng chủ yếu và quan trọng nhất của DVBTNT. Diện tích gieo trồng giao động trong khoảng 170 - 200 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích lúa của ba tỉnh TNT. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển một phần đất trồng lúa sang đất phi nơng nghiệp nên diện tích có xu hướng giảm xuống từ 202,5 nghìn ha năm 2000 xuống cịn 171,7 nghìn ha năm 2011. Tuy nhiên, với sự đầu tư, thâm canh cao nên sản lượng, năng suất lúa đều tăng. Năm 2000, sản lượng lúa đạt 800,4 nghìn tấn, đến năm 2011 tăng lên 903,1 nghìn tấn; năng suất đạt tương ứng 39,5 tạ/ha lên 52,6 tạ/ha. Những huyện có diện tích, sản lượng lúa cao nhất trong DVBTNT phải kể đến: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; đặc biệt huyện Cẩm Xun có diện tích và sản lượng lúa cao nhất tỉnh Hà Tĩnh [Phụ lục 2.7].

Ngô: là một trong những cây trồng cho năng suất và sản lượng lớn, được trồng ở những bãi bồi ven sơng, những vùng gị đồi của các huyện thị ở DVBTNT. Đây là cây trồng dễ tính, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, đặc biệt điều kiện đất đai, khí hậu của DVBTNT rất thích hợp để cây ngơ sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về cơ cấu chăn nuôi, tập quán ăn uống của dân cư, biến động của thị trường nên diện tích, năng suất và sản lượng ngơ biến động lớn và có xu hướng giảm. Năm 2011 diện tích trồng ngơ là 22,5 nghìn ha (giảm 2,7 nghìn ha so với năm 2010), sản lượng đạt 91,7 nghìn tấn (giảm 12,1 nghìn tấn so với năm 2010), năng suất đạt 40,7 tạ/ha (giảm 0,4 tạ/ha so với năm 2010), chiếm 18,8% diện tích, 20,4% sản lượng và bằng 116% năng suất ngô của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng ngô và cho sản lượng cao nhất là Hoằng Hóa, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc, chiếm 68,3% diện tích và 70,2% sản lượng ngơ của tồn dải. Đặc biệt, huyện Hoằng Hóa có diện tích và sản lượng trồng ngơ lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. [Phụ lục 2.8]

+ Cây cơng nghiệp

Do đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu nên ở DVBTNT chủ yếu phát triển cây công nghiệp hàng năm với các cây trồng điển hình như: cói, vừng và lạc.

Cói là cây trồng đặc trưng nhất của DVBTNT, nhất là ở DVB Thanh Hóa. Giai đoạn 2000 - 2011, diện tích và sản lượng cói có xu hướng tăng lên, do đây là cây trồng cho giá trị kinh tế tương đối cao, trồng cói giúp mở rộng diện tích ra phía biển; hiện nay nhà nước đang quy hoạch thành các vùng sản xuất cói tập trung làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Năm 2011, diện tích trồng cói là 4,6 nghìn ha, sản lượng đạt 32,1 nghìn tấn, tăng 0,9 nghìn ha và 7,1 nghìn tấn so với năm

2000; chiếm 88,3% diện tích và 88,4% sản lượng cói của ba tỉnh TNT. Nga Sơn là huyện trồng cói lớn nhất, nổi tiếng nhất khơng chỉ của DVBTNT mà cả vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; cói ở đây có sợi nhỏ, dai, óng mượt, đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những loại chiếu vừa đẹp lại vừa bền; chiếu cói Nga Sơn là một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển, được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền đất nước, nó nổi tiếng đến mức đã đi vào cả trong ca dao và tục ngữ của người Việt Nam; năm 2011 diện trồng cói của Nga Sơn là 3,3 nghìn ha, sản lượng đạt 23,6 nghìn tấn, chiếm 71,7% diện tích, 73,5% sản lượng cói của DVBTNT.

Vừng và lạc là hai cây trồng đặc trưng của DVBTNT, chúng được sản xuất để lấy dầu và là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm (chủ yếu là thức ăn nhanh) và ép dầu. Năm 2011, vừng chiếm 77,7% diện tích và 76,4% sản lượng vừng của ba tỉnh TNT; lạc chiếm 56,3% diện tích và 56,5% sản lượng lạc của ba tỉnh TNT. Vừng và lạc được trồng nhiều nhất ở các huyện Tĩnh Gia, Diễn Châu, Nghi Lộc, Kỳ Anh vì đây là các cây trồng thích hợp với đất phù sa ven sông và các loại đất cát và cát pha. Đặc biệt, Tĩnh Gia, Kỳ Anh và Nghi Lộc là các huyện có diện tích và sản lượng trồng lạc nhiều nhất của ba tỉnh TNT; Diễn Châu là vùng trồng vừng nhiều nhất của tỉnh Nghệ An.

+ Cây rau, đậu: đây là nhóm cây trồng chiếm 15,2% GTSX của ngành trồng trọt ở DVBTNT nhưng cho hiệu quả sản xuất cao nhất so với các nhóm cây trồng khác, năm 2011 GTSX/ha trồng trọt đạt 65 triệu đồng/ha, gấp 1,9 lần nhóm cây lương thực, 1,5 lần nhóm cây cơng nghiệp; năng suất đạt cao nhất với 74,2 tạ/ha. Nhóm cây rau đậu bao gồm có rau và đậu các loại, trong đó rau chiếm phần lớn diện tích. Năm 2011, rau đậu chiếm 38,8% diện tích, 40,2% sản lượng rau đậu của ba tỉnh TNT. Các huyện trồng nhiều rau, đậu là Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thạch Hà, nơi đây có các vườn ươm cây giống, hàng năm cung cấp giống cho các huyện, thị của ba tỉnh TNT.

- Chăn nuôi

+ Chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển ở DVBTNT. Mặc dù chưa thật ổn định nhưng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nơng nghiệp có xu hướng tăng từ 24,7% năm 2000 lên 39,1% năm 2011, chiếm 38,8% GTSX ngành chăn nuôi ba tỉnh TNT.

Bảng 2.16. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi ở DVBTNTgiai đoạn 2000 - 2011

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w