Số lượng và cơ cấu hộ NLN Nở DVBTNT năm 2011

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 110 - 118)

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Tổng 174.893,0 100

Hộ nông nghiệp 155.830,0 89,1

Hộ lâm nghiệp 262,0 0,1

Hộ thủy sản 18.801,0 10,8

Nguồn: Tính tốn từ [19] đến[26],[103] đến[136]

Trong cơ cấu hộ nơng - lâm - thủy sản năm 2011, hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, với 89,1%, hộ thủy sản đứng thứ 2 với 10,8%, hộ lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ 0,1%.

Quy mô sản xuất kinh doanh của các nông hộ mặc dù so với các vùng khác trong nội địa cao hơn, nhưng nhìn chung cịn nhỏ bé, GTSX khơng cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Giá trị tích lũy bình qn của hộ nơng - lâm - thủy sản thấp, bình quân năm 2011 là 10,1 triệu đồng/hộ, trong đó hộ thủy sản có giá trị tích lũy cao nhất, đạt 14,3 triệu đồng/hộ.

Bình qn diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là 1,87 ha, quy mơ nhân khẩu trung bình mỗi hộ khá cao, cao hơn so với các vùng khác ở nội địa (gần 6 nhân khẩu/hộ), lao động trung bình là 3 lao động/hộ, lao động chủ yếu là các thành viên trong hộ gia đình.

Do đặc thù gắn với biển nên các hộ gia đình thường phát triển theo mơ hình nơng - ngư kết hợp, nhiều hộ phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh, đặc biệt là nuôi

trồng các đặc sản biển. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, lại được sự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia trong ngành thủy sản, DVBTNT đã nuôi được những loại hải sản vốn trước đây không thể nuôi được như: ghẹ, cá chim xanh, ốc hương, tơm mình xanh chân trắng…hộ gia đình phát triển mạnh ở các huyện như Hậu Lộc, Quảng Xương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cẩm Xuyên, một số hộ chuyên về sản xuất muối kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (huyện Hậu Lộc, Quỳnh Lưu, Thạch Hà).

Tuy nhiên, những năm qua do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thường và thiên tai đã làm giảm năng suất nuôi trồng cũng như sản lượng đánh bắt. Các thiên tai như nắng nóng, bão, ngập lụt… tác động rất lớn và thường xuyên đe dọa đến hoạt động nuôi trồng của các hộ thủy sản. Hiện tượng xâm nhập mặn, nước biển dâng cũng đã làm cho sản lượng vùng ven bờ giảm, các hộ đánh bắt phải chuyển đổi vùng đánh bắt xa hơn nên đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập.

Nhìn chung, các hộ gia đình mặc dù đã có bước phát triển nhưng phần lớn các hộ cịn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhất là thiếu vốn, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, ruộng đất manh mún lại chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên thu nhập và mức sống còn thấp.

* Vùng chuyên canh

Trên cơ sở phát huy lợi thế từng địa phương, ở DVBTNT đã hình thành những vùng sản xuất cây, con tập trung. Trên địa bàn dải đã hình thành ba vùng sản chuyên canh: vùng chuyên canh lúa, vùng chăn nuôi lợn, vùng nuôi trồng thủy sản. Các vùng sản xuất tập trung đã gắn với công nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho dải.

- Vùng chuyên canh lúa tập trung ở các huyện: Hoằng Hóa (16.366 ha), Quảng Xương (19.837 ha), Quỳnh Lưu (18.112 ha), Diễn Châu (18.322), Thạch Hà (15.093 ha), Cẩm Xuyên (17.056 ha). Tổng diện tích vùng trồng lúa khoảng 104.786 ha, chiếm 61,0% diện tích trồng lúa của tồn dải, diện tích gieo cấy cả ba vụ là 104.786 ha năm 2011. Do đây là vùng tập trung ở các đồng bằng được phù sa sông bồi đắp hàng năm, hệ thống tưới tiêu đầy đủ, lại được sử dụng máy móc và đưa vào các giống lúa lai như Nghi Hương 2308, Syn6, BTE11,.. nên năng suất lúa của vùng chuyên canh luôn cao hơn năng suất lúa trung bình tồn dải, đạt 56,2 tạ/ha. Sản lượng lúa của vùng chuyên canh năm 2011 là 589.405 tấn, chiếm 65,3% sản lượng lúa toàn toàn dải.

Ngoài cây lúa là cây chủ đạo, trong vùng chuyên canh cịn trồng một số cây cơng nghiệp ngắn ngày tận dụng diện tích đất phù sa và cả đất pha cát, trong đó diện tích cây lạc và vừng lớn nhất. Cây lạc có diện tích 11.004 ha và sản lượng 23.131 tấn; cây vừng có diện tích 3.421 ha và sản lượng đạt 2.185 tấn.

Xương (61,4 nghìn con), Tĩnh Gia (61,5 nghìn con), Quỳnh Lưu (144,8 nghìn con), Diễn Châu (100,7 nghìn con). Nhờ lợi thế về nguồn thức ăn từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, thủy sản và công nghiệp chế biến thức ăn nên tổng đàn lợn của vùng là 453,2 nghìn con, chiếm 58,3% đàn lợn của toàn dải. Năm 2011, sản lượng thịt lợn của vùng đạt 71.994 tấn, chiếm 64% sản lượng thịt lợn của toàn dải.

Trong địa bàn vùng chun canh đã có các cơng ty chế biến thịt lợn thành các sản phẩm đồ hộp hoặc thức ăn nhanh, điển hình như: Cơng ty Cổ phần súc sản Thanh Hóa (Hoằng Long, Hoằng Hóa) đã chế biến trên 800 tấn thịt lợn mỗi năm, trong đó từ 20 - 40% dành cho xuất khẩu; ngồi ra cịn có Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mai (Quảng Xương), Công ty chế biến súc sản Diễn Kỷ (Diễn Châu)…

- Vùng nuôi trồng thủy sản

Với lợi thế có đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, cửa lạch… ở DVBTNT hình thành vùng ni trồng thủy sản tập trung ở 5 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu với tổng diện tích ni trồng năm 2011 là 9.456,0 ha, chiếm 57,0% diện tích ni trồng thủy sản của dải. Trong đó, chủ yếu là ni trồng thủy sản mặn, lợ (8.988,6 ha). Huyện Quỳnh Lưu có diện tích ni trồng lớn nhất, 2.920 ha, chiếm 30,9% diện tích ni trồng của tồn vùng chun canh.

Đối tượng ni trồng của vùng chuyên canh chủ yếu vẫn là cá (5.879,8 ha). Ngoài ra, cịn ni một số thủy sản khác như tơm, cua, nghêu… với nhiều hình thức ni như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn diện tích là ni thâm canh.

Sản lượng ni trồng thủy sản của vùng năm 2011 là 26.018 tấn, chiếm 66,1% sản lượng thủy sản tồn dải. Cá có sản lượng lớn nhất, đạt 13.710 tấn, chiếm 52,7% sản lượng thủy sản của vùng chuyên canh, tơm có sản lượng 6.378,0 tấn chiếm 24,5% sản lượng thủy sản vùng chun canh.

Hiện nay trên địa bàn tồn dải đã hình thành rất nhiều cơng ty chế biến xuất khẩu thủy sản, điển hình: Xí nghiệp đơng lạnh thủy sản xuất khẩu Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Cơng ty chế biến nơng sản - thực phẩm Hàm Rồng (Hoằng Hóa), Cơng ty xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An I (Nghi Lộc) và Công ty xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An II (Quỳnh Lưu). Hàng năm, các công ty này đã chế biến được trên 1.200 tấn tôm đông lạnh xuất khẩu, trên 2.000 tấn cá biển đông lạnh, các hải sản khác và trên 8 triệu lít nước mắm, trong đó xuất khẩu chính ngạch chiếm 7%; xuất khẩu tiểu ngạch chiếm 93%.

Như vậy, việc phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản theo hướng CNH - HĐH, góp phần khai thác tối đa những lợi thế vốn có của tồn dải, tạo ra khối lượng và doanh thu từ hàng hóa lớn; gia tăng mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các xí nghiệp sản xuất; làm cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các giống mới, cũng như việc áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, sản lượng theo hướng sản xuất hàng hố, xóa bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp ở một số địa phương trong dải.

Tuy nhiên, việc phát triển các vùng chuyên canh còn nhiều hạn chế như sản xuất dàn trải, chưa tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mối liên hệ giữa 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) trong sản xuất cịn lỏng lẻo, tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang là mối đe dọa lớn cho người dân.

c. Dịch vụ

Trong ngành dịch vụ, TCLTDL ở DVBTNT là điển hình nhất với 3 hình thức chính là điểm du lịch, khu du lịch, đơ thị du lịch. Trong phạm vi luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp phỏng vấn được thực hiện chủ yếu trong hình thức đô thị du lịch nên luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về đơ thị du lịch.

DVBTNT có 2 đơ thị du lịch: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An). Đây là hai đơ thị có nhiều điều kiện thuận lợi, nhất và về tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển. Thực tế, trong những năm qua Sầm Sơn và Cửa Lị đã có đóng góp đáng kể cho du lịch ở DVBTNT. Đồng thời, du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế trọng tâm của phát triển KT - XH thị xã, đóng vai trị thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động.

* Tiềm năng phát triển

- Tự nhiên

Sầm Sơn và Cửa Lị có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của hai đô thị du lịch, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái...

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn và Cửa Lị đều có bờ biển dài với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Vụng Tiên...ở Sầm Sơn, Lan Châu (ở phía Bắc), bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam) ở Cửa Lị. Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngồi ra cịn có Canxidium và nhiều khống chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là các khu nghỉ mát nổi tiếng của khách nội địa trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn và Cửa Lị là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 3,0 - 5,0 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 6,0 - 8,0 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản hàng hóa và các mặt hàng TTCN của các vùng lân cận. Hiện nay Sầm Sơn và Cửa Lò mới khai thác các bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực ngoại thị như Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, Bãi Lữ... hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác...

nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn; đảo Ngư, đảo Mắt, đảo Lan Châu của Cửa Lị. Các vách đá dốc đứng về phía biển rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác.

- Nhân văn

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn và Cửa Lị cịn có nguồn tài ngun du lịch nhân văn khá phong phú, gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thống kê, có khoảng gần 30 di tích lịch sử, là hai trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có các di tích cấp Quốc gia như: đền Độc Cước, đền Cơ Tiên, đền Tơ Hiến Thành, hịn Trống Mái, đền Lê Lĩnh, đền Cá Lập, đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa Đảo Ngư, đền thờ Thái sư úy Nguyễn Đình Khơi…

Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai hai đô thị du lịch Sầm Sơn và Cửa Lị có cơ hội phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngồi ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm Sơn và Cửa Lị cịn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn.

* Thực trạng phát triển

- Về kinh tế

+ Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Hệ thống cơ sở du lịch bao gồm: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, trung tâm phục hồi chức năng, làng du lịch phát triển tương đối nhanh, phù hợp với quy luật cung cầu và quy luật phát triển của du lịch.

Bảng 2.32. So sánh cơ sở lưu trú của Sầm Sơn và Cửa Lò qua các giai đoạn Các giai đoạn Số cơ sở lưu trú Số phòng Số phòng đạt chuẩn quốc tế

1994 - 1999 262 4.620 1.334 - Sầm Sơn 216 3.697 1.100 - Cửa Lò 46 923 234 2000 - 2005 502 10.191 5.324 - Sầm Sơn 301 5.937 3.968 - Cửa Lò 201 4.254 1.356 2005 - 2011 626 13.888 9.328 - Sầm Sơn 400 8.062 5.896 - Cửa Lò 226 5.826 3.432

Nguồn: Tính tốn từ [69],[134]

Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh qua các giai đoạn. So với giai đoạn 1994 - 1999, giai đoạn 2000 - 2005 tăng gấp 1,9 lần; giai đoạn 2005 - 2011 gấp 2,4 lần; tương ứng với số phòng tăng 2,2 lần và gần 3,0 lần; số phòng đạt chuẩn quốc tế là 4,0 và 7,0 lần. Điều đó phản ánh thực trạng cơ sở lưu trú của hai đô thị du lịch không những tăng nhanh về số lượng mà cịn cả về chất lượng; trong đó vấn đề chất lượng phục vụ du khách của các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao và chú trọng.

Về quản lý cơ sở lưu trú: tính đến năm 2011, trong cơ chế mới các cơ sở lưu trú thuộc các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành đang từng bước chuyển sang kinh doanh vào các ngày nghỉ cuối tuần, còn các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thường xuyên trong năm và ngày càng có nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay, số cơ sở do các cơ quan trung ương, Bộ, ngành quản lý chỉ chiếm 10,2%; số cơ sở lưu trú thuộc doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,1%; thuộc cơ sở lưu trú tư nhân chiếm tới 65,6%, cịn lại 5,1% thuộc những hộ dân có nhà ở kết hợp kinh doanh [134]. Nhiều cơ sở có thể phục vụ tổ chức tốt các Hội thảo, Hội nghị mang tầm Quốc gia, Quốc tế. Có 130 cơ sở lưu trú đang lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng từ 1 - 3 sao để xứng đáng với lợi thế và tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Về các cơ sở phục vụ ăn uống, các khu vui chơi giải trí: giai đoạn 2000 - 2011 phát triển khá nhanh; năm 2000 mới có 434 cơ sở, đến năm 2011 đã lên đến 1.654 cơ sở, chưa kể đến hàng trăm ki ốt và hàng quán nhỏ lẻ dọc các đường phố và bãi biển. Bên cạnh đó, hai đơ thị du lịch cũng đã xây dựng và phát triển các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng cao cấp như: khu vui chơi giải trí huyền thoại Độc Cước, khu Vạn Chài Resort, tổ hợp khu vui chơi giải trí Golf Resort Cửa Lò, các vũ trường, quán ba...

Về phương tiện vận chuyển khách: để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, cả hai đơ thị đều có các tuyến vận chuyển khách. Ở Sầm Sơn có các như tuyến xe buýt

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w