Một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 44 - 51)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1.2. Một số hoạt động kinh tế chủ yếu

a. Công nghiệp

Ngành công nghiệp ven biển đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể về giá trị, sản phẩm cho công nghiệp cả nước và cho xuất khẩu. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam được sản xuất tại DVB, trong đó có nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng trên 50% cơng nghiệp cả nước, cá biệt một số sản phẩm chiếm trên 90% (luyện cán thép, chế biến hải sản), hoặc 100% (dầu khí, đóng mới tàu thuyền...) [88]

Nhìn chung, cả thời kỳ 2000 - 2011, ngành công nghiệp ven biển luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GTSX công nghiệp ven biển tăng bình quân 14,1%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước. Trong đó, cơng nghiệp quốc doanh tăng 7,4%/năm, ngồi quốc doanh tăng 16,2%/năm. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt 29,2%/năm cả thời kỳ, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự phát triển ngành cơng nghiệp của tồn dải. Mức đóng góp của cơng nghiệp ven biển ngày càng cao, năm 2000, GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng ven biển chỉ chiếm 42,6% tổng GTSX toàn dải, đến năm 2011 đã tăng lên 46,2%. [88]

Trong cơ cấu công nghiệp ven biển, các ngành gắn với lợi thế biển chiếm tỷ trọng chủ yếu (hơn 74%), ngành công nghiệp khai thác (chủ yếu là khai thác dầu khí và than) chiếm 21%, còn lại là các ngành khác. Đáng chú ý là ngành khai thác dầu khí có tốc độ phát triển nhanh và hóa lọc dầu những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Năm 2011, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đạt 15,2 triệu tấn dầu thơ và

gần 8,5 tỉ m3 khí, cung cấp cho phát điện và các ngành công nghiệp khác phục vụ kinh tế và dân sinh; kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt gần 7,2 tỉ USD, đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước. [88]

Các ngành nghề TTCN truyền thống dựa vào tiềm năng lợi thế của biển và ven biển cũng được phát triển đa dạng ở các khu vực nông thơn ven biển. Nhờ chính sách kinh tế đổi mới, nhiều ngành nghề TTCN đã được khôi phục và phát triển, thu hút một lực lượng lao động đáng kể, đồng thời góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hàng năm, GTSX TTCN ven biển chiếm khoảng 20% GTSX TTCN cả nước. Song một số ngành nghề truyền thống như làm muối, trồng và chế biến cói...đang có nguy cơ giảm mạnh do thiếu thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực.

b. Dịch vụ

Dịch vụ là lĩnh vực quan trọng ở DVB, chiếm tỷ trọng 32,6% trong cơ cấu GTSX, chỉ đứng sau công nghiệp, gấp 2 lần so với tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản. Trong dịch vụ, ngành giao thông vận tải biển và ngành du lịch biển vẫn là những ngành nổi bật và đem lại giá trị cao cho DVB.

* Giao thông vận tải biển

Trong hơn 10 năm đổi mới, ngành giao thông vận tải biển đã phát triển khá đồng bộ cả về hệ thống cảng biển, về đội tàu và hoạt động vận tải, góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế DVB nói riêng và kinh tế cả nước nói chung theo hướng mở cửa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là kinh tế đối ngoại.

DVB nước ta có hàng trăm địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có các cảng nước sâu hoặc cảng trung chuyển quốc tế như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải...

Theo quyết định công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam của Thủ tướng chính phủ, DVB Việt Nam có 11 cảng biển loại I; 23 cảng biển loại II; 9 cảng biển loại III; 166 bến cảng [90] với tổng năng lực hàng hố thơng qua hơn 60 triệu tấn/năm, trong đó hầu hết các cảng lớn tập trung ở 2 khu vực ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Các cảng tổng hợp quan trọng do Trung ương quản lý gồm có: Cái Lân, Hải Phịng, Cửa Lị, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn và Cần Thơ với tổng năng lực thơng qua 64.270,7 nghìn tấn năm 2011; Các cảng chuyên dùng tiếp nhận xăng dầu gồm có: cảng B12, cảng Mỹ Khê và cảng Nhà Bè với tổng năng lực thông qua hơn 6 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 2 - 3 vạn tấn (riêng khu chuyển tải dầu Văn Phong có thể tiếp nhận tàu 30 vạn tấn); các cảng than cơng suất gần 10 triệu tấn/năm có thể tiếp nhận tàu đến 5 vạn tấn...

Bảng 1.1. Khối lượng hàng hố thơng qua các cảng biển Việt Namdo Trung ương quản lý, giai đoạn 2000 - 2011 do Trung ương quản lý, giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Nghìn tấn Tên cảng 2000 2005 2010 2011 1. Tổng cả nước 21.902,5 38.328,0 60.924,8 64.270,7 1.1 Cảng Hải Phòng 7.243,3 13.074,0 23.075,0 28.845,4 1.2 Cảng Cái Lân 1.213,0 3.177,0 6.096,4 6.414,6 1.3 Cảng Cửa Lò 603,1 1.206,0 1.595,0 1.823,0 1.4 Cảng Đà Nẵng 1.310,6 2.255,0 2.378,0 2.775,0 1.5 Cảng Quy Nhơn 1.282,0 2.449,0 4.502,4 5.493,0 1.6 Cảng Nha Trang 485,3 682,0 2.529,4 2.578,0 1.7 Cảng Sài Gòn 9.501,0 13.557,0 13.046,0 12.025,0 1.8 Cảng Cần Thơ 264,2 978,0 3.376,0 1.856,0 Nguồn: [87]

Hệ thống cảng biển đã đảm nhiệm việc bốc xếp thông qua hầu hết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta, một phần hàng giao lưu nội địa Bắc - Nam và bốc xếp thông qua một phần hàng quá cảnh của Lào. Ngoài ra, một số cảng biển còn tham gia vận chuyển hành khách, phục vụ khách tham quan, du lịch bằng đường biển, hỗ trợ sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam ngày càng tăng, trong đó khối lượng hàng hóa ln chuyển ln chiếm ưu thế trong tồn ngành giao thơng vận tải. Năm 2000 chiếm 56,2%, đến năm 2011 tăng lên và chiếm 63,7%. [87]

Các cảng biển thực sự trở thành những cửa ngõ giao lưu chính, là cầu nối quan trọng đưa nền kinh tế nước ta từng bước tiếp cận và hoà nhập với nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới. Một số cảng biển lớn như: cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn...đã và đang được nâng cấp mở rộng nên cơ sở vật chất, kỹ thuật từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của DVB và cả nước.

Tuy nhiên, sự phát triển hệ thống cảng biển trong thời gian qua ở nước ta đã xuất hiện nhiều bất cập, trong đó đầu tiên là vấn đề quy mơ cảng. Thống kê của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hiện nay cả nước có 266 cảng biển lớn nhỏ, nhìn tổng quan về số lượng và tổng công suất xếp dỡ tuy không thiếu, nhưng thị trường lại rất phân tán, mất cân đối nghiêm trọng. Thị phần hàng hóa phân bổ giữa các cảng chênh lệch lớn, khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30% khối lượng, phía Nam 57%, cịn miền trung chỉ chiếm 13%. Ven biển miền Trung dài 1.200 km, trong đó 600 km có mật độ cảng biển dày đặc, bình qn 30, 40 km có một cảng. Cảng nào cũng là cảng nước sâu, nhưng thực tế chỉ đón được tàu 30 nghìn tấn. DVB Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến

Quảng Bình hơn 100 km, có ít nhất ba cảng biển quy mơ lớn gồm Nghi Sơn, Vũng Áng và Hòn La. Ðầu tư theo kiểu phong trào đã khiến miền Trung dù có tới 20 cảng biển, nhưng đúng nghĩa cảng nước sâu, có khả năng đón tàu lớn vào làm hàng chỉ có hai cảng Tiên Sa (Ðà Nẵng) và Quy Nhơn (Bình Ðịnh). Phần lớn cảng miền Trung hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đưa đến các cảng ở Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh xuất đi các nước, do đó hiệu quả kinh tế thấp, chỉ đạt bình qn 1/3 cơng suất. Năm 2011, lượng hàng qua các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), cộng lại bằng chưa đầy 1/3 sản lượng của cảng Hải Phịng. DVBMT đang xảy ra tình trạng cảng vừa thừa vừa thiếu.

+ Ngoài hệ thống cảng biển, ở DVB cịn có các tuyến đường giao thơng quan trọng đi qua như: đường bộ 1A, đường sắt thống nhất Bắc - Nam, hệ thống đường hàng không…là điều kiện quan trọng làm cầu nối giữa DVB với các vùng khác ở trong nước và quốc tế.

Như vậy, hệ thống giao thơng liên hồn đã đóng vai trị rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và DVB nói riêng, đặc biệt là trong quá trình hội nhập khu vực và xu thế tồn cầu hóa hiện nay.

* Ngành du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là ngành có tiềm năng phát triển lớn. Trên chiều dài 3.260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ phân bố khá đều từ Bắc vào Nam, trong đó có những bãi tắm lớn với chiều dài khoảng 15 - 18 km và nhiều bãi tắm nhỏ, chiều dài từ 1 - 2 km. Phần lớn các bãi tắm đều có cảnh quan đẹp, điều kiện tự nhiên, sinh thái rất phù hợp cho tắm biển và nghỉ dưỡng. Dọc ven biển còn có nhiều khu di tích, danh lam có thể phát triển du lịch tổng hợp. Đặc biệt là các di sản vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới nằm ở DVB gồm: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), phố cổ Hội An (Quảng Nam). Ngồi ra, ở DVB cịn có 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 10/23 di tích quốc gia đặc biệt... Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để du lịch biển Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, trên toàn DVB đã khai thác hơn 50 bãi biển vào mục đích nghỉ mát du lịch, giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động trực tiếp và hơn 10 vạn lao động gián tiếp, trong đó ven biển miền Trung là khu vực thu hút khách du lịch lớn nhất. Số khách du lịch đến DVB chiếm trên 70% lượng khách du lịch quốc tế và nội địa của cả nước. Riêng các trung tâm du lịch lớn là Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh thu hút khoảng 81% lượng khách quốc tế và trên 71,0% lượng khách du lịch nội địa của tồn DVB. [85]

Trong số 12 đơ thị du lịch được quy hoạch hiện nay thì có tới 10 đơ thị du lịch thuộc DVB, đó là Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch trong những năm gần đây cũng được cải thiện rõ rệt. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch ở DVB tăng nhanh, góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Năm 2000, tồn DVB có 21.086 phịng khách sạn, đến năm 2011 lượng phịng khách sạn tăng lên 70.210 phịng, bình qn tăng 11,6%/ năm, trong đó có một số khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Ana Mandara, Caravelle, khu nghỉ Cát Vàng, Evason Resort, Furama... [85]. Tuy nhiên phần lớn khách sạn du lịch tập trung ở một số trung tâm du lịch lớn. Còn lại các khu vực khác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn rất thiếu thốn.

Doanh thu du lịch ven biển tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong doanh thu du lịch cả nước. Năm 2011, doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 54.689 tỉ đồng, đóng góp 61,2 % trong tổng doanh thu du lịch cả nước, tăng 27,6% giai đoạn 2000 - 2011. [85]

Tóm lại, ngành du lịch biển và ven biển tuy có bước phát triển mạnh, đóng vai trị hết sức quan trọng trong phát triển du lịch ở nước ta và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu thốn, hệ thống các khách sạn du lịch biển có quy mơ nhỏ và chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn (chủ yếu chỉ có tắm biển), chất lượng phục vụ thấp nên hiệu quả kinh doanh thấp; việc xây dựng các sản phẩm du lịch DVB còn chưa chú trọng đến định hướng sản phẩm đặc trưng, vì vậy tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch trong cùng một DVB cũng như giữa các DVB khác là khá phổ biến, ảnh hưởng đến msức hấp dẫn với khách du lịch quốc tế; Cho đến nay, các DVB vẫn chưa hình thành các trung tâm du lịch tổng hợp, hiện đại cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực; Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch biển, đảo ở nước ta cịn rất nhiều bất cập.

c. Nơng - lâm - thủy sản

Đây được xem là ngành truyền thống của DVB. Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu GTSX nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao với 21,2% năm 2011. Điều này, do lợi thế sẵn có về mọi mặt, hơn nữa, với tình hình bất ổn về an ninh lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới như hiện nay thì đây cũng là một điều kiện để DVB phát huy lợi thế của mình trong sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu.

Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, thủy sản là ngành thế mạnh của DVB. Từ năm 2000 đến nay, ngành thủy sản đã có bước phát triển tồn diện cả về khai thác,

ni trồng, chế biến, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7,0%/năm.

Sản lượng khai thác hải sản bình quân tăng 5%/năm; các địa phương ven biển đã đầu tư đóng mới được hơn 14.000 tàu thuyền lớn, có cơng suất trên 90 CV phục vụ khai thác xa bờ, nâng tổng số tàu, thuyền máy năm 2011 lên 123.000 chiếc với tổng công suất 5,3 triệu CV, tăng hơn 40.000 chiếc và hơn 2,1 triệu CV so với năm 2000. [34]

Hệ thống hậu cần nghề cá cũng có những chuyển biến đáng kể. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn nước ngồi (Nhật Bản, ADB), vốn chương trình Biển Đơng - Hải Đảo, vốn ngân sách Trung ương và địa phương…các thành phố, huyện, thị xã ven biển đã xây dựng gần 100 cảng cá, bến cá các loại và các khu neo đậu tàu thuyền…phục vụ phát triển khai thác hải sản.

Tuy nhiên, phần lớn sản lượng khai thác hiện nay vẫn là ở khu vực gần bờ, nơi có độ sâu dưới 30 m nước. Đặc biệt, các khu vực ven bờ (độ sâu dưới 20 m nước) nhiều nơi đã khai thác vượt quá giới hạn cho phép gây giảm sút nguồn lợi.

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng, đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, có hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương ven biển; đồng thời góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế các vùng nơng thơn ven biển. Năm 2011, tồn vùng ven biển có hơn 896 nghìn ha ni trồng thủy sản mặn lợ, sản lượng đạt 762 nghìn tấn, trong đó diện tích ni tơm là 421,3 nghìn ha, sản lượng đạt 406,5 nghìn tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn, ổn định cho chế biến và xuất khẩu. Các nghề nuôi cá, đặc sản trên biển theo hình thức lồng bè, ni nhuyễn thể ở biển và ven biển…cũng tăng nhanh, đang trở thành hướng phát triển có nhiều triển vọng. Đến nay, tồn dải ven biển có gần 700.000 lồng bè ni thủy sản trên biển, hơn 20.000 ha nuôi nhuyễn thể vùng triều, sản lượng đạt hơn 200.000 tấn. Tuy vậy, đến nay chúng ta mới khai thác hơn 60% tiềm năng diện tích có khả năng vào ni trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ.[88]

d. Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở dải ven biển * Một số hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành:

- Ở DVB đã hình thành, phát triển nhiều hình thức lãnh thổ theo các ngành + Trong nơng - lâm - thủy sản đó là việc hình thành, phát triển các hình thức như: hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung. Trong đó, nổi bật hơn cả vẫn là hình thức trang trại và vùng sản xuất tập

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w