Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2011
1. GTSX (tỉ đồng) 222,6 1.943,1 4.098,8 5.010,9
- So với GTSX công nghiệp (%) 12,6 14,8 18,2 19,5
2. Lao động (nghìn người) 15,9 11,9 18,9 20,8
- So với lao động ngành công nghiệp (%) 11,7 10,9 12,1 12,4
3. Cơ sở chế biến (nghìn cơ sở) 3,4 3,9 5,1 5,3
- So với số cơ sở sản xuất công nghiệp 8,4 8,7 9,6 9,8 Nguồn: Tính tốn từ [19] đến [26],[103] đến [136]
- Khai thác đá: Do nhu cầu xây dựng đường sá, nhà ở, các cơ sở công nghiệp, trường học, cơ quan…., ngành khai thác đá ngày càng phát triển ở cả hình thức cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Khai thác đá phát triển mạnh nhất ở Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Kỳ Anh. Trong các cơ sở khai khống của DVBTNT thì các cơ sở khai thác đá chiếm ưu thế với các doanh nghiệp tiêu biểu như: Cơng ty cơng trình giao thông 471 ở huyện Tĩnh Gia; Công ty khai thác đá Hồng Mai, Cơng ty CP vật liệu xây dựng Kỳ Phong (Kỳ Anh).
- Khai thác khoáng sản: nổi bật lên là ngành khai thác: Titan, Sắt, Kẽm…
+ Khai thác Titan: DVBTNT có nguồn quặng Titan khá phong phú với 19 điểm quặng được phân bố dọc bờ biển các huyện, thị. Tổng trữ lượng đã được tham dò của 19 điểm quặng là hơn 6 triệu tấn limenit và gần 500 ngàn tấn ziricon, các điểm quặng nằm ở vị trí nơng, cách mặt đất cát chỉ khoảng 2 - 4m. Thời gian qua, do nhu cầu quặng titan trong nước và thế giới tăng cao nên số lượng doanh nghiệp tham gia khai thác, tuyển thô quặng ở DVBTNT tăng cao, từ 20 doanh nghiệp năm 2005 lên 34 doanh nghiệp năm 2011, sản lượng khai thác titan đạt 4.112 tấn; trên địa bàn dải chỉ có một nhà máy chế biến zircon siêu mịn công suất 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, khai thác titan trên phạm vi toàn dải chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm đang cịn ở dạng thơ, lại thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên rất lãng phí và gây hậu quả lớn đến môi trường, làm cho đất, nước ngầm một số khu vực nhiễm mặn, nhiều héc ta đất cát ven biển bị đào xới; rừng phi lao phịng hộ chắn gió, cát đã bị tàn phá, cảnh quan ven biển bị suy thoái nặng nề; nguồn nước ngọt trong cồn cát ven biển bị ô nhiễm và nhiễm mặn; đường giao thông nông thôn bị xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng…
+ Ngồi khai thác Titan, ngành khai khống cịn có khai thác kẽm (Tĩnh Gia, Quảng Xương); khai thác sắt (Hậu Lộc, Thạch Hà). Khai thác sắt được phát triển từ rất sớm nhưng khả năng khai thác cịn chưa cao, sản lượng khai thác khơng đáng kể. Trên địa bàn tồn dải có 2 mỏ: Hậu Lộc và đặc biệt là mỏ Thạch Khê. Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á; mặc dầu đã hợp tác với rất nhiều nước như Nhật Bản, Liên bang Nga, một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng do tạp chất trong quặng lớn, lại nằm sâu trong lòng đất, đòi hỏi nguồn vốn lớn nên cho đến hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
- Khai thác muối: đây là ngành xuất hiện khá sớm, là nghề truyền thống của nhiều địa phương trong dải. Ngành sản xuất muối biển của vùng được thực hiện theo phương pháp phơi cát phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. Hàng năm, DVBTNT đã sản xuất ra một khối lượng muối rất lớn và ngày càng tăng. Ngành sản xuất muối của dải chủ yếu sử dụng làm thực phẩm, chế biến thủy, hải sản và một khối lượng ít dùng cho các ngành công nghiệp.