Quy trình thiết kế các thí nghiệm hố học theo hướng gắn kết cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 44 - 45)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Quy trình thiết kế các thí nghiệm hố học theo hướng gắn kết cuộc sống

Qua q trình thực tế thiết kế các thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống, tôi xin đề xuất quy trình thiết kế thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống như sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học phù hợp sử dụng thí nghiệm khi giảng dạy. Bước 2: Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của nội dung bài học đã chọn. Bước 3: Lựa chọn thí nghiệm Hố học phù hợp mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng

nội dung bài học đã chọn

Bước 4: Tìm kiếm các nguyên vật liệu, dụng cụ gần gũi cuộc sống phù hợp với thí

nghiệm đã chọn để thay thế các hố chất, dụng cụ đang được sử dụng.

Bước 5: Thực hiện thí nghiệm, kiểm chứng hiện tượng và đối chứng với các thí nghiệm truyền thống đang được sử dụng.

Bước 6: Điều chỉnh các thí nghiệm thích hợp, thiết kế các hình thức biểu diễn phù

hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Bước 7: Soạn câu hỏi khai thác thí nghiệm và gợi ý lời giải phù hợp dành cho thí

nghiệm.

Để làm rõ hơn về quy trình đã đề cập ở trên, tơi sẽ phân tích các bước trong q trình thiết kế thí nghiệm “Xúc tác phân huỷ oxi già”:

Bước 1: Nội dung bài học phù hợp sử dụng thí nghiệm khi giảng dạy là ảnh hưởng

của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng, trong bài 36 “Tộc độ phản ứng”, Hố học lớp 10 chương trình cơ bản.

Bước 2: Mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức của năng của nội dung bài học đã chọn:

- HS biết được khái niệm chất xúc tác và ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng ứng.

Bước 3: Thí nghiệm Hố học phù hợp mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng nội dung

bài học đã chọn là sử dụng chất xúc tác MnO2 để phân huỷ hiđroperoxit 30%.

Bước 4: Thay thế hiđroperoxit 30% trong phịng thí nghiệm bằng dung dịch nước oxi già trong y tế và thay thế xúc tác MnO2 bằng bột men bánh mì gần gũi.

Bước 5: Tiến hành thí nghiệm xúc tác phân thuỷ nước oxi già trong y tế bằng bột men bánh mì và thí nghiệm xác tác phân huỷ hiđroperoxit 30% trong phịng thí nghiệm bằng MnO2 để đối chứng hiện tượng.

Bước 6: Điều chỉnh lượng chất phù hợp cho quá trình phản ứng, kết hợp nước rửa chén và màu thực phẩm cho phản ứng xảy ra thêm sinh động ,hấp dẫn.

Bước 7: Soạn câu hỏi khai thác thí nghiệm và gợi ý lời giải phù hợp dành cho thí

nghiệm. Câu hỏi:

1. Vì sao nước oxi già có thể dùng để rửa trùng vết thương?

2. Khi để oxi già bình thường trong khơng khí, ta khơng thấy bọt khí xuất hiện? 3. Khi cho bột men vào, hiện tượng gì đã xảy ra?

4. Vai trị của bột men là gì, ảnh hưởng của bột men đến nước oxi già như thế nào? Gợi ý lời giải:

1. Nước oxi già phân huỷ thành oxi và nước theo phương trình hố học 2H2O2  2H2O + O2

Oxi sinh ra đã có tác dụng khử trùng cho vết thương.

2. Tốc độ phân huỷ của nước oxi già trong khơng khí khơng q nhanh, nên ta khơng thể thấy bọt khí xuất hiện.

3. Khi cho bột men vào, nước oxi già đã trào bọt khí lên. Chứng tỏ tốc độ phản ứng phân huỷ đã tăng lên.

4. Bột men là chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng phân huỷ nước oxi già.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)