Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế
2.3.8. Thí nghiệm 8 “Bong bóng nào to nhanh hơn?”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. - Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”. * Chuẩn bị
- 2 chai nhựa 330ml. - Giấm ăn.
- Bột nở (backing soda). - 2 quả bong bóng (cỡ vừa). * Thao tác tiến hành
- Cho 100ml giấm ăn vào chai số 1 rồi đem ướp lạnh. - Cho 100ml giấm ăn vào chai số 2 rồi để yên.
- Cho 50 gam bột nở (backing soda) lần lượt vào 2 quả bóng bóng.
- Bịt miệng hai chai giấm đã chuẩn bị bằng quả bóng bóng có chứa bột nở. - Cho đồng thời bột nở từ 2 quả bóng bóng rơi xuống chai giấm.
- Quan sát và so sánh hiện tượng xảy ra. * Những lưu ý kĩ thuật
- Chai số 1 phải được ướp thật lạnh. Có thể đun nhẹ giấm trước khi cho vào chai số 2 để đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai chai.
- Sử dụng loại bong bóng tốt, tránh bị xì khí và khơng dùng loại bong bóng dày, có kích thước q to.
- Cho thật nhanh và đồng thời lượng bột nở trong 2 quả bong bóng rơi xuống giấm cùng một lúc.
Hình 2.17: Ướp đá chai giấm số 1 để làm chênh lệch nhiệt độ giữa hai chai giấm.
Hình 2.18: Bịt miệng hai chai giấm bằng quả bong bóng có chứa bột nở. bong bóng có chứa bột nở.
Hình 2.19: Cho bột nở rơi từ bong bóng xuống giấm trong chai. xuống giấm trong chai.
Hình 2.20: Bóng bóng ở chai giấm nhiệt độ thường to nhanh chai giấm lạnh.
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Thành phần của giấm ăn và bột nở là gì? Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho bột nở rơi từ quả bóng xuống giấm?
2. So sánh hiện tượng phản ứng xảy ra giữa hai cốc. Qua đó chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
Gợi ý lời giải:
1. Giấm ăn là dung dịch axit axetic từ 2% đến 3%, còn thành phần của bột nở là natri hiđrocacbonat. Khi cho bột nở rơi vào giấm ăn sẽ xảy ra phản ứng hố tạo thành khí cacbonic.
NaHCO3 + CH3COOH CH3COONa + CO2 + H2O Chính khí cacbonic sinh ra đã làm cho quả bong bóng to dần lên.
có thể kết luận nhiệt độ của các chất tham giam phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng sẽ càng lớn.
2.3.9. Thí nghiệm 9 “Vỏ trứng hơ hấp”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất tan trong dung dịch đến tốc độ phản ứng.
- Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”. * Chuẩn bị
- 2 cốc thuỷ tinh. - 1 bình nước lọc. - 2 viên cam sủi. - 1 chai giấm ăn. * Thao tác tiến hành
- Cho vào cốc thứ nhất 20ml giấm ăn và 80 ml nước lọc, khuấy đều. - Cho vào cốc thứ hai 100 ml giấm ăn.
- Cho đồng thời vào hai cốc một vỏ trứng gà còn nguyên. - Quan sát và so sánh hiện tượng ở hai cốc.
* Những lưu ý kĩ thuật
- Phải khuấy đều dung dịch trong cốc thứ nhất. - Vỏ trứng gà phải mỏng và được rửa sạch. - Cho vỏ trứng gà rơi xuống đáy mỗi cốc. * Hình ảnh minh hoạ
Hình 2.21: Cho vỏ trứng vào một cốc giấm ngun chất và một cốc giấm pha lỗng.
Hình 2.22: Vỏ trứng ở cốc giấm nguyên xuất hiện nhiều bọt khí hơn cốc giấm pha lỗng.
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Thành phần của giấm ăn và vỏ trứng là gì? Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho vỏ trứng vào giấm ăn?
2. So sánh nồng độ chất tan trong dung dịch giấm giữa 2 cốc
3. So sánh hiện tượng phản ứng xảy ra giữa hai cốc. Qua đó chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
Gợi ý lời giải:
1. Giấm ăn là dung dịch axit axetic từ 2% đến 3%, cịn thành phần chính của vỏ trứng là canxi cacbonat. Khi cho vỏ trứng vào giấm ăn, canxi cacbonat trong vỏ trứng sẽ phản ứng với axit axetic của giấm, sinh ra khí cacbonic.
CaCO3 + 2CH3COOH Ca(CH3COO)2 + CO2 + H2O
Hiện tượng chúng ta sẽ quan sát được là có xuất hiện bọt khí trên bề mặt vỏ trứng. 2. Dung dịch giấm trong cốc thứ nhất được pha loãng nên có nồng độ axit axetic thấp hơn dung dịch trong cốc thứ hai.
3 Bề mặt vỏ trứng trong cốc thứ hai có nhiều bọt khí hơn cốc thứ nhất chứng minh phản ứng hoá học xảy ra trong cốc thứ hai nhanh hơn. Qua đó ta có thể kết luận nồng độ của các chất tham giam phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng sẽ càng lớn.
2.3.10. Thí nghiệm 10 “Viên cam sủi nào biến mất trước?”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. - Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”.
* Chuẩn bị
- 2 cốc thuỷ tinh. - 1 bình nước lọc. - 2 viên cam sủi. * Thao tác tiến hành
- Cho 100ml nước lần lượt vào 2 cốc thuỷ tinh.
- Cho đồng thời viên cam sủi nghiền vụn vào cốc nước thứ nhất và viên cam sủi còn nguyên vào cốc nước thứ hai.
- Quan sát và so sánh hiện tượng ở hai cốc nước. * Những lưu ý kĩ thuật
- Phải cho 2 viên cam sủi đồng thời vào cốc nước.
- Rửa sạch ly, sử dụng nước lọc để có thể sử dụng cam sủi sau khi làm thí nghiệm. * Hình ảnh minh hoạ
Hình 2.23: Viên cam sủi nghiền mịn tan nhanh hơn viên để nguyên
Hình 2.24: Viên cam sủi nghiền mịn tan xong trước viên để nguyên
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Viên cam sủi có nhiều tiện ích, dễ uống, giúp phục hồi sức khoẻ nhanh và bổ sung nhiều vitamin. Trong thành phần viên cam sủi còn chứa bột natri hidrocacbonat
(NaHCO3) và vitamin C (axit ascorbic, một axit có dạng H2A). Hãy dự đốn phản ứng
hố học xảy ra và hiện tượng của phản ứng khi cho viên cảm sủi vào nước? 2. Khi được nghiền vụn ra, yếu tố nào của viên cam sủi đã được thay đổi?
3. So sánh hiện tượng phản ứng xảy ra giữa viên cam sủi được nghiền vụn và viên cam sủi cịn ngun. Qua đó chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
Gợi ý lời giải:
1. Khi cho viên cam sủi vào nước, muối natri hiđrocacbonat sẽ phản ứng với axit ascorbic giải phóng khí cacbonic theo phương trình:
NaHCO3 + H2A Na2A + CO2 + H2O Hiện tượng chúng ta sẽ quan sát được là có xuất hiện bọt khí.
2. Khi được nghiền mịn, diện tích bề mặt của viên cam sủi sẽ tăng lên so với dạng viên nguyên ban đầu.
3. Phản ứng hoá học của viên sủi vụn xảy ra nhanh hơn viên sủi cịn ngun (bọt khí xuất hiện nhanh hơn, các vụn sủi tan hồn tồn trước viên sủi cịn nguyên). Từ đó ta kết luận khi diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng.
2.3.11. Thí nghiệm 11 “Sợi dây sắt sủi bọt”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Tìm hiểu khái niệm chất xúc tác, ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. - Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”.
* Chuẩn bị
- 1 cốc nhựa 120ml.
- 1 chai nước oxi già rửa vết thương 60 ml. - Một sợi dây sắt 10cm.
* Thao tác tiến hành
- Cuộn sợi dây sắt theo hình lị xo rồi đốt nóng cho đến khi sợi dây bị gỉ đen. - Cho nước oxi già vào cốc nhựa. Quan sát.
- Nhúng sợi dây sắt đã gỉ đen vào cốc rồi tiếp tục quan sát hiện tượng xảy ra. * Những lưu ý kĩ thuật
- Ly phải sạch, tránh tạp chất bẩn trong chai ảnh hưởng đến sử phân huỷ oxi già. - Nước oxi già phải cịn mới, khơng sử dụng nước oxi già đã quá lâu.
- Phải đốt sợi dây sắt đến khi bị gỉ đen toàn bộ. * Hình ảnh minh hoạ
Hình 2.25: Nước oxi già phân huỷ chậm ở điều kiện thường.
Hình 2.26: Gỉ sắt làm nước oxi già phân huỷ nhanh hơn. nhanh hơn.
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Vì sao nước oxi già có thể dùng để rửa trùng vết thương?
2. Khi để oxi già bình thường trong khơng khí, ta khơng thấy bọt khí xuất hiện? 3. Khi cho dây sắt bị gỉ vào, hiện tượng gì đã xảy ra?
4. Vai trị của gỉ sắt là gì, ảnh hưởng của gỉ sắt đến nước oxi già như thế nào? Gợi ý lời giải:
1. Nước oxi già phân huỷ thành oxi và nước theo phương trình hố học 2H2O2 2H2O + O2
Oxi sinh ra đã có tác dụng khử trùng cho vết thương.
2. Tốc độ phân huỷ của nước oxi già trong khơng khí khơng q nhanh, nên ta khơng thể thấy bọt khí xuất hiện.
3. Khi nhúng dây sắt bị gỉ vào nước oxi già, thấy có bọt khí xuất hiện quanh sợi dây sắt. Chứng tỏ tốc độ phản ứng phân huỷ oxi già quanh sợi dây sắt đã tăng lên.
4. Gỉ sắt là chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng phân huỷ nước oxi già.
2.3.12. Thí nghiệm 12 “Xúc tác phản ứng phân huỷ oxi già”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Tìm hiểu khái niệm chất xúc tác, ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. - Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”.
* Chuẩn bị
- 1 chai nhựa 330ml.
- 1 chai nước oxi già rửa vết thương 60 ml. - 1 gói bột men ủ bánh mì 10 gam.
- Nước rửa chén đậm đặc. - Màu thực phẩm
* Thao tác tiến hành
- Cho 1 chai nước oxi già rửa vết thương vào chai nhựa 330 ml. - Cho tiếp 50ml nước rửa chén đậm đặc vào chai rồi khuấy đều.
- Nhỏ 3 giọt màu thực phẩm vào chai, nhằm tạo màu cho phản ứng thêm hấp dẫn. - Cho thật nhanh toàn bộ bột men ủ bánh mì trong gói vào chai.
- Lắc nhẹ, rồi để yên quan sát hiện tượng xảy ra. * Những lưu ý kĩ thuật
- Chai nhựa phải được rửa thật sạch và để khô, các tạp chất bẩn trong chai có thể phản ứng với nước oxi già làm ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ oxi già.
- Nước oxi già phải cịn mới, khơng sử dụng nước oxi già đã quá lâu.
- Phải khuấy đều nước oxi già và nước rửa chén để thí nghiệm sinh ra nhiều bọt khí đẹp hơn.
- Sau khi cho bột men bánh mì, cần phải khuấy hỗn hợp liên tục để khơi mào phản ứng.
- Nên đặt chai trên dĩa giấy hoặc giấy báo cũ để tiện việc dọn vệ sinh khi kết thức thí nghiệm.
* Hình ảnh minh hoạ
Hình 2.27: Nước oxi già phân huỷ chậm cho rất ít bọt khí. rất ít bọt khí.
Hình 2.28: Nước oxi già phân huỷ nhanh hơn, cho nhiều bọt khí hơn. hơn, cho nhiều bọt khí hơn.
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Vì sao nước oxi già có thể dùng để rửa trùng vết thương?
2. Khi để oxi già bình thường trong khơng khí, ta khơng thấy bọt khí xuất hiện? 3. Khi cho bột men vào, hiện tượng gì đã xảy ra?
4. Vai trị của bột men là gì, ảnh hưởng của bột men đến nước oxi già như thế nào? Gợi ý lời giải:
1. Nước oxi già phân huỷ thành oxi và nước theo phương trình hố học 2H2O2 2H2O + O2
Oxi sinh ra đã có tác dụng khử trùng cho vết thương.
2. Tốc độ phân huỷ của nước oxi già trong khơng khí khơng q nhanh, nên ta khơng thể thấy bọt khí xuất hiện.
3. Khi cho bột men vào, nước oxi già đã trào bọt khí lên. Chứng tỏ tốc độ phản ứng phân huỷ đã tăng lên.
4. Bột men là chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng phân huỷ nước oxi già.
2.4. Sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế
2.4.1. Các hướng sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hoá học
2.4.1.1. Sử dụng thí nghiệm để mở đầu bài dạy hoặc phần kiến thức mới nhằm khởi động tư duy cho học sinh
- GV mở đầu bài giảng bằng một thí nghiệm gắn kết với đời sống sẽ tạo được tình huống có vấn đề, khơi dậy sự tò mò, thu hút sự tập trung chú ý của HS vào bài học
Ví dụ GV có thể mở đầu bài học “Oxi – ozon” bằng thí nghiệm “điều chế oxi trừ nước oxi già” và thử khí sinh ra bằng que đốm. Que đốm sẽ bùng cháy khi được đưa vào bình tam giác chứa khí oxi. Hiện tượng thí nghiệm sẽ tạo sự bất ngờ, gây hứng thú đối với HS và thúc đẩy HS muốn tìm hiểu, khám phá nội dung bài học đó.
- Như vậy, việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống không chỉ gây bất ngờ và thu hút sự chú ý của HS mà cịn kích thích sự tư duy của HS, thúc đẩy HS chủ động tự giác học tập, nâng cao tính tích cực của HS.
2.4.1.2. Sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức mới
- GV có thể biểu diễn thí nghiệm gắn kết cuộc sống hình thành kiến thức mới của HS theo phương pháp kiểm chứng.
Ví dụ khi dạy bài Oxi, GV sẽ biểu diễn thí nghiệm “tìm ra oxi trong khơng khí”. Khi đậy úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nến cháy sáng đang được đặt giữa dĩa nước, nước sẽ tràn vào và dâng lên trong cốc. Qua thí nghiệm đó, GV có thể hình thành cho HS kiến thức về oxi là thành phần duy trì sự cháy trong khơng khí và chiếm một phần năm thể tích khơng khí.
Bên cạnh đó, ngồi việc hình thành kiến thức bài học, thí nghiệm gắn kết cuộc sống còn tạo cho HS cơ hội liên hệ kiến thức vào thực tiễn. HS sẽ giải thích được vì sao khi dập tắt ngọn lửa đèn cồn, ta chỉ cần đập úp nắp đèn cồn lại.
Ngoài ra, GV có thể tổ chức cho HS tiến thành các thí nghiệm gắn kết đời sống theo hướng nghiên cứu khám phá. HS sẽ được làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét, kết luận. Qua HS sẽ hình thành kiến thức bài học cần thiết.
Ví dụ như ở bài “Tốc độ phản ứng”, HS có thể tự tiến hành các thí nghiệm gắn kết cuộc sống để khảo sát ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Từ những hiện tượng quan sát được, HS sẽ rút ra nhận xét và kết luận về kiên thức bài học, vận dụng những kiến thức đó để giải thích các vấn đề cụ thể, gần gũi trong cuộc sống.
2.4.1.3. Sử dụng thí nghiệm để củng cố bài học hoặc ôn tập, luyện tập
- Mục đích của những tiết ôn tập, luyện tập không chỉ nhằm củng cố các kiến thức đã học mà còn vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn và học tập. Điều đó cho HS thấy mơn Hố học gần gũi và việc học tập Hoá học hấp dẫn và ý nghĩa hơn.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được dùng để minh hoạ và khắc sâu kiến thức đã học, giúp HS hiểu bài một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó, thí nghiệm gắn kết cuộc sống cịn mở rộng, đào sâu vấn để bài học để HS hiểu rõ bài học và có thể vận dụng kiến thức vào vấn đề thực tiễn.
Ví dụ sau khi dạy bài “Tốc độ phản ứng”, GV có thể cho HS tiến hành thí