Thí nghiệm 7 “Pháo hoa phát sáng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 56 - 58)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế

2.3.7. Thí nghiệm 7 “Pháo hoa phát sáng”

* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm

- Tìm hiểu tính oxi hố của oxi qua phản ứng với kim loại (magie). - Vị trí áp dụng: chương 6, bài 29 “Oxi - Ozon”.

* Chuẩn bị

- Pháo que sinh nhật (pháo nhang). - Bật lửa.

* Thao tác tiến hành

- Sử dụng bật lửa để đốt que pháo sinh nhật. - Quan sát hiện tượng xảy ra

* Những lưu ý kĩ thuật

- Khơng hướng đầu que pháo về phía có người để tránh gây ra phỏng. * Hình ảnh minh hoạ

Hình 2.15: Pháo que sinh nhật có thành phần phát sáng là bột kim loại. phần phát sáng là bột kim loại.

Hình 2.16: Khi đốt cháy pháo que sinh nhật, bột kim loại phát ra nhiều tia sáng chói.

* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:

1. Hãy cho biết thành phần của pháo que sinh nhật?

2. Hãy nêu và giải thích hiện tượng khi đốt pháo que sinh nhật? Gợi ý lời giải:

1. Trong pháo que sinh nhật thường có 4 thành phần chính”

- Chất đốt để khơi mào sự cháy: thường là thuốc nổ đen (hỗn hợp kali nitrat,

cacbon và lưu huỳnh).

- Chất liên kết giúp cho que pháo cháy ổn định từ đầu này sang đầu khác: thường dùng hỗn hợp đường và tinh bột, trộn với nước thành dạng bùn sệt, rồi để khô.

- Chất phát sáng là thành phần làm cho pháo toả sáng rực rỡ: là các bột kim loại mạnh như nhôm hoặc bụi magiê.

2. Khi đốt pháo que sinh nhật, pháo đã cháy và phát ra các tia sáng rực rỡ. Nguyên nhân là do các bột kim loại trong pháo (thường là magie hoặc nhôm) đã phản ứng mãnh liệt với oxi trong không khí.

4Al + 3O2 𝑡 𝑜

2Mg + O2 𝑡 𝑜

→ 2MgO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)