.1 Đồ thị đường luỹ tích kết quả kiểm tra của H Sở lớp TN và lớp ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 83)

Bảng 3.5: Phân loại kết quả kiểm tra của HS

Lớp Số HS Phân loại Yếu – Kém (0đ – 4đ) Trung bình (5đ – 6đ) Khá (7đ – 8đ) Giỏi (9đ – 10đ) TN 128 1 0,78% 14 10,94% 50 39,06% 63 49,22% ĐC 131 5 3,82% 39 29,77 65 49,62 22 16,79 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Yếu - Kém Trung Bình Khá Giỏi

TN ĐC

- Sau khi thống kê số liệu thu được như trên, tơi đã tiến hành tính các tham số mơ tả kết quả kiểm tra của lớp TN – ĐC như sau:

Bảng 3.6: Các tham số mô tả kết quả kiểm tra của lớp TN - ĐC

Tham số Lớp TN Lớp ĐC Mode 9,00 8,00 Trung vị 8,00 7,00 Điểm trung bình 8,28 7,14 Độ lệch chuẩn (SD) 1,30 1,40 Mức độ ảnh hưởng ES 0,819

p của phép kiểm chứng T-test

độc lập 6,68 . 10

-11

Qua các số liệu trên, chúng tơi có những nhận xét về kết quả thực nghiệm sư phạm như sau:

- Đồ thị 3.1 cho thấy đường tích luỹ của lớp TN nằm dưới và bên phải đường tích luỹ của lớp ĐC. Qua bảng 3.5 và đồ thị 3.2, ta thấy tỉ lệ HS yếu – kém và trung bình ở lớp ĐC thấp hơn lớp TN và tỉ lệ HS giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Bảng 3.6 cho thấy mode lần lượt của nhóm TN và ĐC là 9,00 và 8,00; trung vị tương ứng là 8,00 và 7,00; điểm trung bình của 2 lớp TN – ĐC là 8,28 và 7,14 với p của phép kiểm chứng T-test độc lập bằng 6,68.10-11 (<0,05).

Tất cả các số liệu trên chứng tỏ HS ở lớp TN có kết quả học tập và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn lớp ĐC và sự chênh lệch này có ý nghĩa.

- Độ lệch chuẩn của lớp TN và ĐC lần lượt là 1,30 và 1,40 chứng tỏ kết quả của HS ở lớp TN có độ tập trung cao hơn lớp ĐC.

- Mức độ ảnh hưởng (ES) là 0,819 (>0,8) là lớn, cho thấy việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học đã có tác động và ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

Từ những phân tích và nhân xét ở trên, chúng tôi rút ra kết luận rằng việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào dạy học Hố học ở lớp TN đã góp phần năng cao kết quả học tập của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho

HS. Đồng thời, khẳng định được hiệu quả và sự ảnh hưởng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy và học Hoá học ở trường THPT.

3.5.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của HS.

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi tiến hành kháo sát ý kiến đánh giá của 128 HS ở lớp TN về các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã sử dụng.

a) Đánh giá về ưu điểm của các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống, kết quả ý kiến của HS như sau

Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá của HS về ưu điểm của thí nghiệm hố học gắn cuộc sống

(chú thích:[1] hồn tồn khơng đồng ý; [2] khơng đồng ý; [3] khơng ý kiến; [4] đồng ý; [5] hồn tồn đồng ý.)

TT Nhận định Mức độ Trung

bình

Phương sai 1 2 3 4 5

1 Đơn giản, dễ thực hiện. 1 0 15 54 58 4,31 0,55

2 Dễ chuẩn bị, phù hợp với điều kiện

cơ sở vật chất thấp. 2 6 26 46 48 4,03 0,91

3 Hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát. 2 1 15 48 62 4,30 0,69

4 Sinh động, hấp dẫn, thu hút. 1 1 15 34 77 4,45 0,63

5 Gần gũi, có thể tự thực hiện lại tại

nhà. 3 21 40 38 26 3,49 1,13

6 Phù hợp với trình độ của HS. 1 3 25 52 47 4,10 0,72

7 Thể hiện rõ kiến thức bài học. 2 3 12 39 72 4,38 0,76

8 An tồn, ít độc hại. 7 11 36 29 45 3,73 1,41

- Kết quả ý kiến đánh giá ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy các ưu điểm của thí nghiệm gắn kết đời sống đều được đánh giá cao (từ 3,49 đến 4,38). Trong đó, các ưu điểm được đánh giá rất cao là “sinh động, hấp dẫn, thu hút” (4,45) và “thể hiện rõ kiến thức bài học” (4,38).

- Bên cạnh đa số các giá trị phương sai có giá trị thấp cho thấy kết quả có ít phân tán và độ tin cao. Riêng ưu điểm “an tồn, ít độc hại” và “gần gũi, có thể tự thực hiện lại tại nhà” có phương sai khá lớn (1,41 và 1,13).

Theo ý kiến chia sẻ của HS, các hiện tượng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống gây sự bất ngờ, hấp dẫn và hứng thú cho HS. Việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống

đó, khi được tự tiến hành các thí nghiệm gắn kết cuộc sống, HS cảm mơn Hố học gần gũi, thực tế và ý nghĩa hơn.

Em Nguyễn Tuấn Kiệt (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em rất thích các tiết học với những thí nghiệm gắn kết cuộc sống vì những thí nghiệm rất hấp dẫn và thu hút em. Qua đó, em thấy mơn Hố học rất gần gũi cuộc sống của mình.”

Em Huỳnh Cẩm Nguyên (HS lớp 10A14, trường THTP Trưng Vương) chia sẻ: “Các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống rất hấp dẫn ạ, khi được học với các thí nghiệm đó em thấy được mơn Hố học gần gũi hơn.”

Bên canh đó, các ưu điểm “gần gũi, có thể thực hiện tại nhà” và “an tồn, ít độc hại” chỉ ở mức 3,49 và 3,73. Trong quá trình trao đổi, HS chia sẽ rằng vẫn còn cảm thấy khơng an tồn với phản ứng có hiện tượng cháy và phát sáng. Vì vậy HS chưa sẵn sàng tiến hành lại các thí nghiệm này tại nhà. Qua đó, GV cần phải lưu ý cẩn thận hơn khi sử dụng các thí nghiệm có hiện tượng cháy và phát sảng trong q trình dạy và học.

b) Đánh giá về hiệu quả của các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống, kết quả ý kiến của HS như sau

Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá của HS về hiệu quả của thí nghiệm Hố học gắn cuộc sống

(chú thích:[1] hồn tồn khơng đồng ý; [2] không đồng ý; [3] không ý kiến; [4] đồng ý; [5] hoàn toàn đồng ý.)

TT Nhận định Mức độ Trung

bình

Phương sai 1 2 3 4 5

1 Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành. 2 0 16 38 72 4,39 0,68

2 Giúp HS tin tưởng vào khoa học. 1 2 21 47 57 4,23 0,70

3 Tạo khơng khí lớp sơi động. 1 1 10 31 85 4,55 0,55

4 Nâng cao hứng thú học tập cho HS. 1 0 11 27 89 4,59 0,51

5 Giúp HS hiểu bài chính xác hơn. 1 1 11 44 71 4,43 0,56

6 Giúp HS khắc sâu kiến thức hơn. 1 0 19 38 70 4,38 0,63

7 Phát triển năng lực tư duy, giải

quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. 1 3 30 38 56 4,13 0,82

8 Tăng khả năng vận dụng kiến thức

- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã những tác dụng rất hiệu quả trong q trình dạy và học Hố học ở trường THPT (trừ 4.13 đến 4.59). Trong đó, các hiểu quả nổi bật là “tạo khơng khí lớp sơi động” (4,55) và “nâng cao hứng thú học tập của HS”. (4,59).

- Hiểu quả “tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế” cũng được đánh giá rất cao (4,26) cho thấy sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hố học lớp 10 đã đạt hiểu quả nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hoá học của HS vào thực tế.

- Bên cạnh đó, các giá trị phương sai thấp cho thấy kết quả có ít phân tán và có độ tin cậy cao.

HS đã rất hào hứng, sôi động khi được học với các thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Theo ý kiến chia sẻ của HS, các thí nghiệm gắn kết cuộc sống rất gần gũi và tạo ra các vấn đề thực tiễn giúp HS có thể vận dụng được các kiến thức được học để giải quyết.

Em Đinh Viết Quang (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em thấy rất vui khi được học với các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống, nó mang đến cho em nhiều kiến thức mới lạ về cuộc sống xung quanh và nhiều điều gần gũi.”

Em Đào Tấn Phú (HS lớp 10A14, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em thấy học với thí nghiệm gắn kết cuộc sống rất vui và hay lắm, dùng những dụng cụ có quanh cuộc sống để tìm hiểu kiến thức mới rồi áp dụng vào giải thích các hiện tượng quen thuộc. Qua đó, mơn Hố học ngày càng ý nghĩa đối với em!”

Bên cạnh đó, khi được tiến hành và quan sát trực tiếp các hiện tượng thí nghiệm gắn kết cuộc sống, HS hiểu bài chính và khắc sâu kiến thức hơn.

Em Võ Phan Như Bình (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Trước đây mơn Hố học rất nặng nề và nhàm chán đối với em. Nhưng khi được học với thí nghiệm gắn kết cuộc sống, em thấy mơn Hố học hay, vui và hấp dẫn hơn. Bài học cũng trở nên dễ thuộc rất nhiều. Mỗi khi kiểm tra, em chỉ cần nhớ lại các hiện tượng thí nghiệm đã làm là em có thể nhớ được kiến thức của bài học liên quan để làm được bài.”

Những ý kiến trên cho thấy, thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã góp phần năng cao hiệu quả dạy và học Hoá học ở trường THPT, nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động và hứng thú học tập của HS.

c) Về mong muốn của HS về tiết học sử dụng các thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống, ta có

- Có 106 HS (đạt 82,81%) mong muốn được học thường xuyên với tiết học có sử dụng thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống.

- Có 103 HS (đạt 80,47%) mong muốn tự tay thực hiện các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống.

- Có 78 HS (đạt 60,94%) mong muốn tăng cường các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống và kiến thức thực tiễn vào quá trình kiểm tra đánh giá.

Theo ý kiến đánh gia, đa số HS mong muốn được thường xuyên quan sát và tiến hành các thí nghiệm hố họ gắn kết cuộc sống (đạt trên 80%). Bên cạnh đó, HS cũng có mong muốn tăng cường các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào quá trình kiểm tra đánh giá (đạt 60,94%) nhưng tỉ lệ này chưa cao.

Theo ý kiến chia sẻ, HS cho rằng việc tăng cường các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào quá trình kiểm tra đánh giá sẽ tạo ra sự mới lạ mà HS khơng thích ứng được, tăng thêm lượng kiến thức HS phải học. Bên cạnh đó, đa phần HS cho rằng thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn chưa phù hợp với nội dung thi THPT Quốc Gia của Bộ Giaó dục và Đào tạo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong q trình dạy và học Hố học 10 ở trường THPT, chúng tôi đã:

Đầu tiên, lựa chọn lớp TN và ĐC. Đồng thời trao đổi GV giảng dạy về tình hình

đặc điểm của lớp.

Thứ hai, chuẩn bị kế hoạch bài dạy, đề kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn của HS, phiếu khảo sát của HS và phỏng vấn GV.

Thứ ba, tiến hành dạy với giáo án đã thiết kế ở lớp TN và giáo án thông thường ở

lớp ĐC.

Thứ tư, thực hiện bài kiểm tra cho HS ở lớp TN và ĐC kết hợp khảo sát ý kiến đánh giá của HS lớp TN.

Cuối cùng, tiến hành xử lý số liệu thu được từ bài kiểm tra và phiếu đánh giá của

HS.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế và đưa vào sử dụng trong bài giảng là có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học lớp 10, năng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thức tiễn của HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:

1.1. Nguyên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu: tìm hiểu một số luận văn, khoá luận tốt nghiệp và bài báo khoa học về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hố học.

- Nghiên cứu định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường THPT. - Nghiên cứu lý luận về thí nghiệm hố học và thí nghiệm gắn kết cuộc sống.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài bằng việc khảo sát thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hoá học ở trường THPT. Qua khảo sát ý kiến của HS và GV, chúng tơi nhận thấy sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống là cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học Hố học hiện nay.

- Phân tích nội dung chương trình Hố học 10 THPT.

1.2. Thiết kế các thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hoá học lớp 10, THPT và một số giáo án có sử dụng thí nghiệm đã thiết kế

- Đề xuất ngun tắc va quy trình thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống.

- Thiết kế 12 thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hoá học lớp 10, THPT. - Quay 12 phim thí nghiệm cho các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế. - Đề xuất 4 hướng sử dụng và giới thiệu 2 giáo án có sử dụng các thí nghiệm đã thiết trong dạy học Hoá học lớp 10, THPT.

1.3. Thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm với 128 HS ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Kết quả thực nghiệm sư phạm: HS ở các lớp TN đạt kết quả cao hơn và phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hơn HS các lớp ĐC; các thí nghiệm gắn kết cuộc sống nâng cao hứng thú, kích thích tư duy và tăng tích cực, chủ động, tự giác học tập bộ mơn của HS. Từ đó giúp chúng tơi khẳng định hiện quả và tính khả thi của đề tài với thực tiễn.

2.1 Đối với trường THPT

- Khuyến kích đổi mới phương pháp dạy học Hố học.

- Khuyến kích GV sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hoá học, đặc biệt là thí nghiệm gắn kết cuộc sống.

- Tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về phương pháp dạy học tích cực, thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hoá học.

2.2 Đối với GV

- Tìm tịi, học hỏi và cập nhật kiến thức mới, các kiến thức và vấn đề thực tiễn. - Không ngừng sáng tạo, thiết kế và sử dụng nhiều TN gắn kết cuộc sống vào bài học.

-Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của HS.

- Lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào bài học để nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của HS.

3. Hướng phát triển của đề tài

- Thiết kế và sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống theo hướng dạy học tích hợp Hố học và các mơn khoa học tự nhiên ở trường THPT.

- Thiết kế và sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học thực hành Hoá học ở trường THPT.

Trên đây là tồn bộ đề chúng tơi thực hiện được trong khoảng thời gian năm học 2016 – 2017. Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn

chế, đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tơi xin chân thành đón nhận được lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2014). Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Tài liệu học tập, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trinh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2012). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Giáo trình, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trịnh Văn Biều, Đào Thị Hoàng Hoa, Thái Hoài Minh, Trịnh Lê Hồng Phương, Phan Đồng Châu Thuỷ, Phạm Ngọc Thuỷ (2012). Thực hành thí nghiệm phương

pháp dạy học Hoá học. Tài liệu học tập, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình Gi dục phổ thơng cấp Trung học phổ thơng mơn Hố học. Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)