Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế
2.3.6. Thí nghiệm 6 “Ngọn lửa màu xanh”
* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm
- Tìm hiểu tính oxi hố của oxi qua phản ứng với phi kim (lưu huỳnh). - Tìm hiểu tính khử của lưu huỳnh qua phản ứng cháy với khí oxi. - Vị trí áp dụng: chương 6, bài 29 “Oxi - Ozon” và bài 30 “Lưu huỳnh”. * Chuẩn bị
- 1 chai nước oxi già rửa vết thương 60ml. - 1 gói thuốc tím rửa rau 1gam.
- 1 chai dung dịch sunfur 5%. - Bình tam giác.
- Muỗng thuỷ tinh. - Đèn cồn.
* Thao tác tiến hành
- Cho 1 chai nước oxi già rửa vết thương vào bình tam giác.
- Dùng muỗng thuỷ tinh lấy 1 lượng nhỏ lưu huỳnh rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi lưu huỳnh chảy ra và cháy với ngọn lửa màu xanh.
- Cho một lượng nhỏ thuốc tím vào bình tam giác rồi đưa thật nhanh lưu huỳnh đang cháy vào bình tam giác.
- Quan sát hiện tượng xảy ra * Những lưu ý kĩ thuật
- Không sử dụng quá nhiều lưu huỳnh vì sản phẩm cháy sinh ra khí sunfurơ độc hại.
- Nên bịt miệng bình tam giác bằng bơng gịn tẩm kiềm để hạn chế khí độc hại thốt ra.
Hình 2.13: Đốt nóng lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn. lửa đèn cồn.
Hình 2.14: Lưu huỳnh cháy sáng trong khí oxi với ngọn lửa xanh. oxi với ngọn lửa xanh.
* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:
1. Đốt cháy lưu huỳnh rồi đưa vào bình tam giác chứa khí oxi, bạn quan sát được gì?
2. Hãy giải thích vì sao khi đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình tam giác chứa khí oxi thì thấy có khí mùi hắc thốt ra? Viết phương trình phản ứng và nêu vai trị các chất trong phản ứng đó.
Gợi ý lời giải:
1. Đốt lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh sẽ nóng chảy và cháy với ngọn lửa màu xanh. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình tam giác chứa khí oxi, ngọn sẽ cháy sáng và mãnh liệt hơn và có xuất hiện khí mùi hắc khó chịu.
2. Lưu huỳnh phản ứng mãnh liệt trong khí oxi với ngọn lửa sáng màu xanh và sinh ra sản phẩm là khí sunfurơ có mùi hắc.
Phương trình phản ứng: 0 02 4 22 o t S O S O
Trong đó, S đóng vai trị chất khử cịn oxi đóng vai trị chất oxi hố.