.2 Các thí nghiệm được sử dụng trong TNSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 80)

Bài Các thí nghiệm sử dụng TNSP

Oxi – Ozon - Thí nghiệm “Tìm ra Oxi trong khơng khí” - Thí nghiệm “Điều chế Oxi từ nước oxi già” - Thí nghiệm “Pháo hoa phát sáng”

- Thí nghiệm “Ngọn lửa màu xanh” - Thí nghiệm “Ngọn lửa axeton”

Tốc độ phản ứng - Thí nghiệm “Bong bóng nào to nhanh hơn?” - Thí nghiệm “Vỏ trứng hơ hấp”

- Thí nghiệm “Viên cam sủi nào biến mất trước?” - Thí nghiệm “Sợi dây sắt sủi bọt”

- Thí nghiệm “Xúc tác phản ứng phân huỷ oxi già”

3.4. Tiến trình TNSP

Để tiến hành TN tôi thực hiện công việc theo các bước sau:

Bước 1: Chọn lớp TN

- Lựa chọn các cặp lớp TN và ĐC.

- Trao đổi với GV của lớp về tình hình đặc điểm của các cặp lớp đã chọn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ bài dạy

- Soạn giáo án thực nghiệm, phiếu học tập, bài trình chiếu,

- Thiết kế đề kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

- Soạn phiếu khảo sát độ của HS, câu hỏi phỏng vấn ý kiến chuyên gia. - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.

Bước 3: Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC

- Dùng giáo án có sử dụng thí nghiệm đã xây dựng để giảng dạy cho lớp TN. - Dùng giáo án sử dụng thí nghiệm truyền thống để giảng dạy cho lớp ĐC. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình giảng dạy

- Thực hiện bài kiểm tra cho HS để đánh giá hiệu quả dạy học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

- Lấy ý kiến đánh giá của HS ở lớp TN về thí nghiệm gắn kết đời sống đã được học.

Bước 5: Phân tích và xử lý kết quả TNSP 3.5. Kết quả và xử lý số liệu TNSP

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của HS

- Sau thực nghiệm, tôi tiến hành cho HS ở các lớp TN và ĐC thực hiện bài kiểm tra kiến thức để đánh giá hiểu quả dạy học và khả năng vận dụng kiến thưc vào thực tế của HS. Kết quả thu được như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra của HS Lớp SỐ HS Điểm (xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 10A2 44 0 0 0 0 0 0 3 2 13 19 6 ĐC1 10A6 46 0 0 0 1 0 2 9 10 18 5 1 TN2 10A14 44 0 0 0 0 1 0 1 2 13 15 12 ĐC2 10A3 45 0 0 0 0 1 2 9 7 11 12 3 TN3 10C1 40 0 0 0 0 0 3 6 9 11 8 3 ĐC3 10C3 40 0 0 0 0 3 4 13 15 4 1 0 TN 128 0 0 0 0 1 3 11 13 37 42 21 ĐC 131 0 0 0 1 4 8 31 32 33 18 4 - Dựa vào kết quả thu được từ bài kiểm tra của HS, chúng tôi tiến hành thống kê số liệu và thu được các thông tin như sau:

Bảng 3.4: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích luỹ kết qủa kiểm tra của HS

Điểm xi Số HS đạt điểm xi %số HS đạt điểm xi

%số HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 1 0,00 0,76 0,00 0,76 4 1 4 0,78 3,05 0,78 3,82 5 3 8 2,34 6,11 3,13 9,92 6 11 31 8,59 23,66 11,72 33,59 7 13 32 10,16 24,43 21,88 58,02 8 37 33 28,91 25,19 50,78 83,21 9 42 18 32,81 13,74 83,59 96,95 10 21 4 16,41 3,05 100 100 Tổng 128 131 100 100

Hình 3.1: Đồ thị đường luỹ tích kết quả kiểm tra của HS ở lớp TN và lớp ĐC Bảng 3.5: Phân loại kết quả kiểm tra của HS Bảng 3.5: Phân loại kết quả kiểm tra của HS

Lớp Số HS Phân loại Yếu – Kém (0đ – 4đ) Trung bình (5đ – 6đ) Khá (7đ – 8đ) Giỏi (9đ – 10đ) TN 128 1 0,78% 14 10,94% 50 39,06% 63 49,22% ĐC 131 5 3,82% 39 29,77 65 49,62 22 16,79 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Yếu - Kém Trung Bình Khá Giỏi

TN ĐC

- Sau khi thống kê số liệu thu được như trên, tơi đã tiến hành tính các tham số mơ tả kết quả kiểm tra của lớp TN – ĐC như sau:

Bảng 3.6: Các tham số mô tả kết quả kiểm tra của lớp TN - ĐC

Tham số Lớp TN Lớp ĐC Mode 9,00 8,00 Trung vị 8,00 7,00 Điểm trung bình 8,28 7,14 Độ lệch chuẩn (SD) 1,30 1,40 Mức độ ảnh hưởng ES 0,819

p của phép kiểm chứng T-test

độc lập 6,68 . 10

-11

Qua các số liệu trên, chúng tơi có những nhận xét về kết quả thực nghiệm sư phạm như sau:

- Đồ thị 3.1 cho thấy đường tích luỹ của lớp TN nằm dưới và bên phải đường tích luỹ của lớp ĐC. Qua bảng 3.5 và đồ thị 3.2, ta thấy tỉ lệ HS yếu – kém và trung bình ở lớp ĐC thấp hơn lớp TN và tỉ lệ HS giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.

- Bảng 3.6 cho thấy mode lần lượt của nhóm TN và ĐC là 9,00 và 8,00; trung vị tương ứng là 8,00 và 7,00; điểm trung bình của 2 lớp TN – ĐC là 8,28 và 7,14 với p của phép kiểm chứng T-test độc lập bằng 6,68.10-11 (<0,05).

Tất cả các số liệu trên chứng tỏ HS ở lớp TN có kết quả học tập và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn lớp ĐC và sự chênh lệch này có ý nghĩa.

- Độ lệch chuẩn của lớp TN và ĐC lần lượt là 1,30 và 1,40 chứng tỏ kết quả của HS ở lớp TN có độ tập trung cao hơn lớp ĐC.

- Mức độ ảnh hưởng (ES) là 0,819 (>0,8) là lớn, cho thấy việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học đã có tác động và ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.

Từ những phân tích và nhân xét ở trên, chúng tôi rút ra kết luận rằng việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào dạy học Hoá học ở lớp TN đã góp phần năng cao kết quả học tập của HS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho

HS. Đồng thời, khẳng định được hiệu quả và sự ảnh hưởng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy và học Hoá học ở trường THPT.

3.5.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của HS.

Trong q trình thực nghiệm sư phạm, tơi tiến hành kháo sát ý kiến đánh giá của 128 HS ở lớp TN về các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã sử dụng.

a) Đánh giá về ưu điểm của các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống, kết quả ý kiến của HS như sau

Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá của HS về ưu điểm của thí nghiệm hố học gắn cuộc sống

(chú thích:[1] hồn tồn khơng đồng ý; [2] khơng đồng ý; [3] khơng ý kiến; [4] đồng ý; [5] hồn tồn đồng ý.)

TT Nhận định Mức độ Trung

bình

Phương sai 1 2 3 4 5

1 Đơn giản, dễ thực hiện. 1 0 15 54 58 4,31 0,55

2 Dễ chuẩn bị, phù hợp với điều kiện

cơ sở vật chất thấp. 2 6 26 46 48 4,03 0,91

3 Hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát. 2 1 15 48 62 4,30 0,69

4 Sinh động, hấp dẫn, thu hút. 1 1 15 34 77 4,45 0,63

5 Gần gũi, có thể tự thực hiện lại tại

nhà. 3 21 40 38 26 3,49 1,13

6 Phù hợp với trình độ của HS. 1 3 25 52 47 4,10 0,72

7 Thể hiện rõ kiến thức bài học. 2 3 12 39 72 4,38 0,76

8 An tồn, ít độc hại. 7 11 36 29 45 3,73 1,41

- Kết quả ý kiến đánh giá ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy các ưu điểm của thí nghiệm gắn kết đời sống đều được đánh giá cao (từ 3,49 đến 4,38). Trong đó, các ưu điểm được đánh giá rất cao là “sinh động, hấp dẫn, thu hút” (4,45) và “thể hiện rõ kiến thức bài học” (4,38).

- Bên cạnh đa số các giá trị phương sai có giá trị thấp cho thấy kết quả có ít phân tán và độ tin cao. Riêng ưu điểm “an tồn, ít độc hại” và “gần gũi, có thể tự thực hiện lại tại nhà” có phương sai khá lớn (1,41 và 1,13).

Theo ý kiến chia sẻ của HS, các hiện tượng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống gây sự bất ngờ, hấp dẫn và hứng thú cho HS. Việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống

đó, khi được tự tiến hành các thí nghiệm gắn kết cuộc sống, HS cảm mơn Hố học gần gũi, thực tế và ý nghĩa hơn.

Em Nguyễn Tuấn Kiệt (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em rất thích các tiết học với những thí nghiệm gắn kết cuộc sống vì những thí nghiệm rất hấp dẫn và thu hút em. Qua đó, em thấy mơn Hố học rất gần gũi cuộc sống của mình.”

Em Huỳnh Cẩm Nguyên (HS lớp 10A14, trường THTP Trưng Vương) chia sẻ: “Các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống rất hấp dẫn ạ, khi được học với các thí nghiệm đó em thấy được mơn Hố học gần gũi hơn.”

Bên canh đó, các ưu điểm “gần gũi, có thể thực hiện tại nhà” và “an tồn, ít độc hại” chỉ ở mức 3,49 và 3,73. Trong quá trình trao đổi, HS chia sẽ rằng vẫn còn cảm thấy khơng an tồn với phản ứng có hiện tượng cháy và phát sáng. Vì vậy HS chưa sẵn sàng tiến hành lại các thí nghiệm này tại nhà. Qua đó, GV cần phải lưu ý cẩn thận hơn khi sử dụng các thí nghiệm có hiện tượng cháy và phát sảng trong quá trình dạy và học.

b) Đánh giá về hiệu quả của các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống, kết quả ý kiến của HS như sau

Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá của HS về hiệu quả của thí nghiệm Hố học gắn cuộc sống

(chú thích:[1] hồn tồn khơng đồng ý; [2] khơng đồng ý; [3] khơng ý kiến; [4] đồng ý; [5] hồn tồn đồng ý.)

TT Nhận định Mức độ Trung

bình

Phương sai 1 2 3 4 5

1 Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành. 2 0 16 38 72 4,39 0,68

2 Giúp HS tin tưởng vào khoa học. 1 2 21 47 57 4,23 0,70

3 Tạo khơng khí lớp sơi động. 1 1 10 31 85 4,55 0,55

4 Nâng cao hứng thú học tập cho HS. 1 0 11 27 89 4,59 0,51

5 Giúp HS hiểu bài chính xác hơn. 1 1 11 44 71 4,43 0,56

6 Giúp HS khắc sâu kiến thức hơn. 1 0 19 38 70 4,38 0,63

7 Phát triển năng lực tư duy, giải

quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. 1 3 30 38 56 4,13 0,82

8 Tăng khả năng vận dụng kiến thức

- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã những tác dụng rất hiệu quả trong quá trình dạy và học Hoá học ở trường THPT (trừ 4.13 đến 4.59). Trong đó, các hiểu quả nổi bật là “tạo khơng khí lớp sơi động” (4,55) và “nâng cao hứng thú học tập của HS”. (4,59).

- Hiểu quả “tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế” cũng được đánh giá rất cao (4,26) cho thấy sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hố học lớp 10 đã đạt hiểu quả nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hoá học của HS vào thực tế.

- Bên cạnh đó, các giá trị phương sai thấp cho thấy kết quả có ít phân tán và có độ tin cậy cao.

HS đã rất hào hứng, sơi động khi được học với các thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Theo ý kiến chia sẻ của HS, các thí nghiệm gắn kết cuộc sống rất gần gũi và tạo ra các vấn đề thực tiễn giúp HS có thể vận dụng được các kiến thức được học để giải quyết.

Em Đinh Viết Quang (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em thấy rất vui khi được học với các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống, nó mang đến cho em nhiều kiến thức mới lạ về cuộc sống xung quanh và nhiều điều gần gũi.”

Em Đào Tấn Phú (HS lớp 10A14, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Em thấy học với thí nghiệm gắn kết cuộc sống rất vui và hay lắm, dùng những dụng cụ có quanh cuộc sống để tìm hiểu kiến thức mới rồi áp dụng vào giải thích các hiện tượng quen thuộc. Qua đó, mơn Hố học ngày càng ý nghĩa đối với em!”

Bên cạnh đó, khi được tiến hành và quan sát trực tiếp các hiện tượng thí nghiệm gắn kết cuộc sống, HS hiểu bài chính và khắc sâu kiến thức hơn.

Em Võ Phan Như Bình (HS lớp 10A2, trường THPT Trưng Vương) chia sẻ: “Trước đây mơn Hố học rất nặng nề và nhàm chán đối với em. Nhưng khi được học với thí nghiệm gắn kết cuộc sống, em thấy mơn Hố học hay, vui và hấp dẫn hơn. Bài học cũng trở nên dễ thuộc rất nhiều. Mỗi khi kiểm tra, em chỉ cần nhớ lại các hiện tượng thí nghiệm đã làm là em có thể nhớ được kiến thức của bài học liên quan để làm được bài.”

Những ý kiến trên cho thấy, thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã góp phần năng cao hiệu quả dạy và học Hố học ở trường THPT, nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động và hứng thú học tập của HS.

c) Về mong muốn của HS về tiết học sử dụng các thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống, ta có

- Có 106 HS (đạt 82,81%) mong muốn được học thường xun với tiết học có sử dụng thí nghiệm Hố học gắn kết cuộc sống.

- Có 103 HS (đạt 80,47%) mong muốn tự tay thực hiện các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống.

- Có 78 HS (đạt 60,94%) mong muốn tăng cường các thí nghiệm Hố học gắn với cuộc sống và kiến thức thực tiễn vào quá trình kiểm tra đánh giá.

Theo ý kiến đánh gia, đa số HS mong muốn được thường xuyên quan sát và tiến hành các thí nghiệm hố họ gắn kết cuộc sống (đạt trên 80%). Bên cạnh đó, HS cũng có mong muốn tăng cường các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào quá trình kiểm tra đánh giá (đạt 60,94%) nhưng tỉ lệ này chưa cao.

Theo ý kiến chia sẻ, HS cho rằng việc tăng cường các thí nghiệm gắn kết cuộc sống vào quá trình kiểm tra đánh giá sẽ tạo ra sự mới lạ mà HS khơng thích ứng được, tăng thêm lượng kiến thức HS phải học. Bên cạnh đó, đa phần HS cho rằng thí nghiệm gắn kết cuộc sống vẫn chưa phù hợp với nội dung thi THPT Quốc Gia của Bộ Giaó dục và Đào tạo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong q trình dạy và học Hố học 10 ở trường THPT, chúng tôi đã:

Đầu tiên, lựa chọn lớp TN và ĐC. Đồng thời trao đổi GV giảng dạy về tình hình

đặc điểm của lớp.

Thứ hai, chuẩn bị kế hoạch bài dạy, đề kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn của HS, phiếu khảo sát của HS và phỏng vấn GV.

Thứ ba, tiến hành dạy với giáo án đã thiết kế ở lớp TN và giáo án thông thường ở

lớp ĐC.

Thứ tư, thực hiện bài kiểm tra cho HS ở lớp TN và ĐC kết hợp khảo sát ý kiến đánh giá của HS lớp TN.

Cuối cùng, tiến hành xử lý số liệu thu được từ bài kiểm tra và phiếu đánh giá của

HS.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế và đưa vào sử dụng trong bài giảng là có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học lớp 10, năng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thức tiễn của HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:

1.1. Nguyên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề nghiên cứu: tìm hiểu một số luận văn, khoá luận tốt nghiệp và bài báo khoa học về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hố học.

- Nghiên cứu định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường THPT. - Nghiên cứu lý luận về thí nghiệm hố học và thí nghiệm gắn kết cuộc sống.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài bằng việc khảo sát thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hoá học ở trường THPT. Qua khảo sát ý kiến của HS và GV, chúng tơi nhận thấy sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống là cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học Hoá học hiện nay.

- Phân tích nội dung chương trình Hố học 10 THPT.

1.2. Thiết kế các thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hoá học lớp 10,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)