Thí nghiệm 4 “Điều chế Oxi từ nước oxi già”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 52 - 53)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế

2.3.4. Thí nghiệm 4 “Điều chế Oxi từ nước oxi già”

* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm

- Tìm hiểu phương pháp điều chế oxi trong phịng thí nghiệm. - Biết cách nhận biết khí oxi.

- Vị trí áp dụng: chương 6, bài 29 “Oxi - Ozon”. * Chuẩn bị

- 1 chai nước oxi già rửa vết thương 60 ml. - 1 gói bột thuốc tím rửa rau 1 gam.

- Que đốm - Bình tam giác. * Thao tác tiến hành

- Cho 1 chai nước oxi già rửa vết thương vào bình tam giác. - Chuẩn bị que đốm tàn lửa.

- Cho một lượng nhỏ bột thuốc tí rửa rau vào bình. - Đưa que đốm vào bình và quan sát hiện tượng xảy ra. * Những lưu ý kĩ thuật

- Khơng được sử dụng q nhiều bột thuốc tím rửa rau. * Hình ảnh minh hoạ

* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:

1. Bạn có biết trong nước oxi già có chứa chất gì?

2. Hiện tượng gì đã xảy ra khi cho một ít thuốc tím vào nước oxi già? Hãy dự đoán phản ứng hoá học đã xảy ra?

3. Phương pháp nào giúp bạn kiểm chứng khí sinh ra trong thí nghiệm có phải là khí oxi hay khơng?

4. Từ thí nghiệm trên, hãy giải thích vì sao có thể dùng nước oxi già để rửa vết thương.

Gợi ý lời giải:

1. Trong nước oxi già có chứa hiđro peoxit, một chất giàu oxi và kém bền.

2. Khi cho một ít thuốc tím vào nước oxi già đã thấy có khí thốt ra. Thoạt đầu, xảy ra phản ứng theo phương trình: 3H2O2+2KMnO42KOH+2MnO2+3O2+2H2O. Sau đó, MnO2 sinh ra sẽ tiếp túc xúc tác cho phản ứng phân huỷ của hiđro peoxit theo phương trình: 2H2O2 𝑀𝑛𝑂→ 2H2O + O2. 2

3. Khí oxi là chất duy trì sự cháy, cho que đốm vào bình tam giác thấy ngọn lửa sáng rực rỡ nên có thể kết luận khí sinh ra trong thí nghiệm trên là khí oxi.

4. Tương tự như MnO2, các enzim trong máu sẽ xúc tác phản ứng phân huỷ hiđropeoxit của nước oxi già thành nước và khí oxi. Khí oxi có tính oxi hố mạnh sẽ oxi hố các tế bào vi khuẩn trong vết thương vì vậy có thể dùng nước oxi già để rửa vết thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)