Thí nghiệm 3 “Tìm ra Oxi trong khơng khí”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 50 - 52)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế

2.3.3. Thí nghiệm 3 “Tìm ra Oxi trong khơng khí”

* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm

- Tìm hiểu về phản ứng cháy của oxi trong khơng khí. - Chứng minh sự có mặt của oxi trong khơng khí.

- Ước lượng gần đúng phần trăm thể tích oxi trong khơng khí (xấp xỉ 1 phần 5). - Vị trí áp dụng: chương 6, bài 29 “Oxi - Ozon”.

* Chuẩn bị - 1 dĩa nhựa - 1 cốc thuỷ tinh. - Bình nước lọc. - Nến thơm. - Màu thực phẩm. * Thao tác tiến hành

- Cho nước vào đầy dĩa nhựa, rồi cho thêm vài giọt màu thực phẩm vào. - Thắp sáng ngọn nến và đặt vào chính giữa dĩa.

- Đập úp ly thuỷ tinh lên ngọn nến và quan sát hiện tượng * Những lưu ý kĩ thuật

- Kích thước của ngọn nến phải rất nhỏ hơn so với cốc thuỷ tinh. -.Lựa chọn màu thực phẩm phù hợp để dễ quan sát mực nước.

- Nên lựa cốc thuỷ tinh có hình trụ, cạnh thẳng đứng so với đáy để quan sát so sánh gần đúng mực nước dâng lên.

Hình 2.5: Ngọn nến đang cháy sáng trong khơng khí. khơng khí.

Hình 2.6: Khi đập úp cốc thuỷ tinh lên, ngọn nến cháy yếu dần. nến cháy yếu dần.

Hình 2.7: Sau một thời gian, ngọn nến sẽ tắt.

Hình 2.8: Khi nến tắt, nước dâng lên bên trong cốc trong cốc

* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:

1. Hiện tượng gì đã xảy ra khi đậy úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nến đang cháy sáng? 2. Vì sao ngọn nến đang cháy trong khơng khí sẽ tắt sau một thời gian khi ta đây úp cốc thuỷ tinh lên? Qua đó, ta chứng minh được điều gì?

3. Hãy giải thích vì sao nước lại dâng lên trong cốc, so sánh lượng nước dâng lên trong cốc so với thể tích của cốc.

Gợi ý lời giải:

1. Khi ta đậy úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nến đang cháy sáng, sau một thời gian ngắn, ngọn nến sẽ tắt và nước sẽ từ từ dâng lên trong cốc thuỷ tinh.

2. Ngọn nến cháy sáng là do sự có mặt của khí oxi duy trì sự cháy. Khi đậy úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nến, lượng oxi bị giới hạn trong cốc sẽ giảm dần. Sau một thời gian, trong cốc thuỷ tinh khơng cịn oxi nên ngọn nến sẽ tắt. Thí nghiệm đã chứng minh

3. Lượng khí oxi trong cốc mất đi, làm giảm áp suất khí trong cốc. Khi áp suất khí bên trong cốc nhỏ hơn áp suất khơng bên ngồi, nước sẽ bị đẩy vào cốc và dâng lên. Thể tích nước dâng lên trong cốc thuỷ tinh sẽ gần bằng thể tích khí oxi ban đầu có trong cốc. Ta thấy lượng nước dâng lên chiếm thể tích gần bằng một phần năm thể tích cốc, qua đó ta biết được khí oxi chiếm gần một phần năm thể tích của khơng khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)