Thí nghiệm 10 “Viên cam sủi nào biến mất trước?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 61 - 63)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Giới thiệu các thí nghiệm gắn kết cuộc sống đã thiết kế

2.3.10. Thí nghiệm 10 “Viên cam sủi nào biến mất trước?”

* Mục đích thí nghiệm, vị trí áp dụng thí nghiệm

- Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. - Vị trí áp dụng: chương 7, bài 36 “Tốc độ phản ứng”.

* Chuẩn bị

- 2 cốc thuỷ tinh. - 1 bình nước lọc. - 2 viên cam sủi. * Thao tác tiến hành

- Cho 100ml nước lần lượt vào 2 cốc thuỷ tinh.

- Cho đồng thời viên cam sủi nghiền vụn vào cốc nước thứ nhất và viên cam sủi còn nguyên vào cốc nước thứ hai.

- Quan sát và so sánh hiện tượng ở hai cốc nước. * Những lưu ý kĩ thuật

- Phải cho 2 viên cam sủi đồng thời vào cốc nước.

- Rửa sạch ly, sử dụng nước lọc để có thể sử dụng cam sủi sau khi làm thí nghiệm. * Hình ảnh minh hoạ

Hình 2.23: Viên cam sủi nghiền mịn tan nhanh hơn viên để nguyên

Hình 2.24: Viên cam sủi nghiền mịn tan xong trước viên để nguyên

* Câu hỏi khai thác thí nghiệm và lời giải Câu hỏi:

1. Viên cam sủi có nhiều tiện ích, dễ uống, giúp phục hồi sức khoẻ nhanh và bổ sung nhiều vitamin. Trong thành phần viên cam sủi còn chứa bột natri hidrocacbonat

(NaHCO3) và vitamin C (axit ascorbic, một axit có dạng H2A). Hãy dự đốn phản ứng

hố học xảy ra và hiện tượng của phản ứng khi cho viên cảm sủi vào nước? 2. Khi được nghiền vụn ra, yếu tố nào của viên cam sủi đã được thay đổi?

3. So sánh hiện tượng phản ứng xảy ra giữa viên cam sủi được nghiền vụn và viên cam sủi cịn ngun. Qua đó chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?

Gợi ý lời giải:

1. Khi cho viên cam sủi vào nước, muối natri hiđrocacbonat sẽ phản ứng với axit ascorbic giải phóng khí cacbonic theo phương trình:

NaHCO3 + H2A  Na2A + CO2 + H2O Hiện tượng chúng ta sẽ quan sát được là có xuất hiện bọt khí.

2. Khi được nghiền mịn, diện tích bề mặt của viên cam sủi sẽ tăng lên so với dạng viên nguyên ban đầu.

3. Phản ứng hoá học của viên sủi vụn xảy ra nhanh hơn viên sủi cịn ngun (bọt khí xuất hiện nhanh hơn, các vụn sủi tan hồn tồn trước viên sủi cịn nguyên). Từ đó ta kết luận khi diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng thí nghiệm gắn kết với cuộc sống trong dạy học hóa học lớp 10 THPT (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)