Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 68 - 77)

* Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được thỡ trong quan hệ tớn dụng giữa BIDV với cỏc DNNVV vẫn cũn tồn tại một số hạn chế sau:

Một là: Mặc dù đó cú sự tăng trưởng, nhưng tỷ trọng dư nợ đối với các DNNVV

trong tổng dư nợ của toàn BIDV vẫn cũn thấp, chưa tương xứng với khả năng sẵn có của ngân hàng. Phần lớn dư nợ cho vay là cho các doanh nghiệp lớn do lợi thế của BIDV có quan hệ truyền thống với một số khách hàng là các tổng công ty lớn nên BIDV chưa quan tâm đủ mức cần thiết đến việc mở rộng tín dụng cho các DNNVV. Trong hoạt động thực tế, ngân hàng chưa hoàn toàn xây dựng được tác phong làm việc đối xử bỡnh đẳng giữa các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được sự ưu ái hơn trong khi đó chưa hẳn là những doanh nghiệp thực sự hoạt động hiệu quả.

Hai là: Hoạt động tín dụng đối với DNNVV vẫn chỉ tập trung vào tín dụng ngắn

hạn. Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn thấp, trong khi ngày càng có nhiều DNNVV có nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của BIDV cũn hạn chế.

Ba là: Tốc độ và vũng quay vốn tớn dụng cú xu hướng giảm do một số nguyên

nhân khách quan làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng, làm cho tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng giảm, từ đó cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV.

Bốn là: Hệ số sử dụng vốn vay thấp, ngân hàng huy động nhiều nhưng dư nợ cho

vay đối với DNNVV thấp trong khi nhu cầu về vốn của các DNNVV lại rất cấp thiết, điều này một phần ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với các DNNVV vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Năm là, trong thời gian qua, ngân hàng đó rỳt ngắn thời gian thẩm định cho vay,

tuy nhiên thực tế thời gian ra quyết định cho vay của ngân hàng vẫn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng

Sáu là, tuy đó cú quy định về việc cho vay khơng có tài sản bảo đảm nhưng thực

tế các hợp đồng cho vay của ngân hàng với DNNVV vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản bảo đảm, chưa mạnh dạn áp dụng cho vay theo tín chấp. Trong khi đó, u cầu về tài sản bảo đảm là một trong những rào cản doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Trên thực tế, rất ít DNNVV có thể đáp ứng các điều kiện trên, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm mới. Vỡ DNNVV khú khăn mới phải vay vốn, nếu đó cú tài sản lớn, làm ăn có hiệu quả thỡ lại khụng cú nhiều nhu cầu tiếp cận vốn vay ngõn hàng. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng được ngân hàng nhận làm tài sản đảm bảo, việc xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lónh cũng rất khú khăn, ngân hàng thường đưa ra mức giá thấp hơn giá trị thị trường (đặc biệt với máy móc, dây chuyền, thiết bị đó qua sử dụng, cỏc tài sản tự chế tạo, cải tạo) nờn gõy khú khăn cho việc xây dựng quan hệ tín dụng. Mặt khác, việc quản lý, định giá và xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp không thực hiện được hợp đồng vay vốn cũng rất phức tạp, gây tốn kém nhiều chi phí và thời gian của ngân hàng.

Bảy là, mặc dự BIDV triển khai nhiều hỡnh thức tớn dụng khỏc nhau đối với

DNNVV, trong đó có những hỡnh thức rất mới và hiện đại nhưng đến nay các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn hai hỡnh thức chớnh là cho vay từng lần và cho thuờ tài chớnh.

Từ đó gây ra sự lóng phớ lớn đối với BIDV về nguồn nhân lực, chi phí xây dựng, triển khai, quảng bá các dịch vụ mới. Mặt khác, các DNNVV cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp cận với những hỡnh thức tớn dụng phự hợp, hiệu quả hơn.

* Nguyên nhân:

Những hạn chế nêu trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau: Từ phía BIDV:

Thứ nhất, ngân hàng chưa xây dựng được một chiến lược phát triển tín dụng chú

trọng đến DNNVV phù hợp với khả năng của mỡnh. Mặc dự nhận thức rừ sự cần thiết phải quan tõm đến đối tượng khách hàng này, trong định hướng chuyển dịch cơ cấu khách hàng BIDV cũng đó xỏc định trong giai đoạn 2005 - 2010 sẽ ưu tiên phát triển tín dụng cho DNNVV, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng đến nay dư nợ tín dụng đối với DNNVV vẫn chưa tăng nhiều.

Thứ hai, chính sách khách hàng của BIDV nói chung và chính sách đối với

DNNVV cũn chưa cụ thể. Hiện nay BIDV chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá phân loại phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng cá nhân và các DNNVV. Quỏ trỡnh triển khai chính sách khách hàng của BIDV bộc lộ nhiều hạn chế như chưa thống nhất, chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế tại các đơn vị thành viên. Hiện nay, mỗi chi nhánh của BIDV đánh giá khách hàng theo các tiêu chí khác nhau và đưa ra mức phí, lói suất tiền vay, tiền gửi khỏc nhau. Vớ dụ như trên địa bàn Hà Nội, BIDV có trên 10 chi nhánh, mỗi chi nhánh có chính sách về lói suất, mức phớ, chớnh sỏch phục vụ khỏc nhau: cựng một thời điểm, khách hàng xếp loại A tại chi nhánh Đông Đô vay ngắn hạn với mức lói suất 0,9%/ thỏng, trong khi tại chi nhánh Hà Thành là 0,93%/tháng.

Thứ ba, hoạt động của BIDV trước đây chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, các dự án của Chính phủ nên khi chuyển sang hoạt động tín dụng với DNNVV, trong đó có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh các cán bộ tín dụng cũn cú tõm lý e ngại cho vay vỡ sợ rủi ro cho ngõn hàng.

Thứ tư, mặc dù BIDV đó đưa vào áp dụng nhiều hỡnh thức cho vay nhưng trên thực tế, các DNNVV chủ yếu chỉ được vay theo các hỡnh thức truyền thống là cho vay từng lần. Hỡnh thức cho vay này giỳp BIDV quản lý chặt chẽ cỏc mún vay, nhưng gây ra

nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mỗi lần vay vốn, doanh nghiệp phải làm lại tất cả các thủ tục vay vốn, tốn nhiều thời gian, cụng sức và chi phớ, gõy tõm lý e ngại cho khỏch hàng.

Thứ năm, hệ thống chi nhánh, đại lý của BIDV vẫn tập trung chủ yếu ở các đô thị

nên ngân hàng không thường xuyên bám sát để tiếp cận kịp thời các khách hàng là DNNVV, đặc biệt là các DNNVV phân tán ở vùng sâu, vùng xa đang thật sự cần vay vốn ngân hàng nhưng thiếu thông tin và các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện thủ tục vay vốn.

Thứ sáu, trỡnh độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng trong cơng tác tín dụng với

DNNVV cũn nhiều hạn chế. Bản thân cán bộ ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc phát triển quan hệ với DNNVV, thiếu kỹ năng trong việc tiếp cận, tư vấn cho doanh nghiệp. Trỡnh độ chuyên môn cũn hạn chế, ý thức đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng chưa cao làm ảnh hưởng đến việc thẩm định điều kiện cho vay của DNNVV và giám sát quá trỡnh doanh nghiệp thực hiện cỏc cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Thứ bảy, việc quảng bá các sản phẩm tín dụng của BIDV đến khách hàng chưa tốt

do chưa chú ý đến sự phân bố dàn trải và tính tự phát, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các DNNVV. Ngân hàng cũng chưa nghiên cứu tỡm hiểu sõu về đối tượng khách hàng này nhằm đưa ra những dịch vụ tín dụng phù hợp, dành riêng cho từng nhóm khách hàng DNNVV. Vỡ vậy, trong khi DNNVV thiếu vốn sản xuất kinh doanh thỡ ngõn hàng vẫn tồn đọng vốn.

Từ phía DNNVV:

Hiểu biết của các DNNVV về cơ chế tín dụng của ngân hàng cũn hạn chế.

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và có trách nhiệm với người gửi tiền và sử dụng dịch vụ nên việc đánh giá thẩm định khách hàng ln có quy trỡnh và cỏc bước cụ thể. Một số doanh nghiệp bước vào thị trường cũn cú tõm lý e dố, ngại cỏc thủ tục rườm rà do ngân hàng đưa ra. Nhiều hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp dó khụng đáp ứng được yêu cầu do ngân hàng đề ra. Thậm chí các thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng có bức tranh tổng thể về tỡnh hỡnh kinh doanh, tài chớnh của doanh nghiệp. Bộ hồ sơ về năng lực pháp lý thường chỉ có ở mức tối thiểu như điều lệ, đăng ký

kinh doanh và thiếu nhiều tài liệu khác như biên bản hội đồng thành viên bầu giám đốc, các giấy tờ về thủ tục góp vốn. Các tài sản cá nhân và pháp nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch.

Trong nhiều trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho ngân hàng đưa ra các quyết định về việc cung cấp tín dụng. Đối với ngân hàng, yếu tố quan trọng là khoản tín dụng được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể trả các khoản vay theo như cam kết trong hợp đồng. Các khoản thế chấp, bảo lónh thực chất là mang tớnh dự phũng trong trường hợp doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả.

Tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp yếu, cỏc hệ số tài chớnh khụng đảm bảo theo đánh giá của ngân hàng.

Tại diễn đàn về vay vốn kích cầu do Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 8/9/2009, lónh đạo các Hiệp hội đều thống nhất nhận định: các doanh nghiệp trong ngành chế biến, nhất là doanh nghiệp chế biến thủ công mỹ nghệ, mây tre đan…phần lớn mua nguyên liệu từ nơng dân và khơng có hóa đơn chứng từ, vỡ vậy doanh nghiệp khụng thể chứng minh sự minh bạch về tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Đây là tỡnh trạng phổ biến trong hoạt động của DNNVV Việt Nam.

Tài sản thế chấp của doanh nghiệp không đảm bảo: Cho đến thời điểm hiện tại phần lớn thủ tục cho vay đối với các DNNVV của BIDV là dựa trên tài sản đảm bảo. Trong khi đó nhiều DNNVV khơng có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo (chủ yếu là đất) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ cần thiết liờn quan làm cơ sở pháp lý để ngân hàng xem xét cho vay. Lý do không đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo chiếm đến hơn 70% từ chối cho vay của ngân hàng. Theo quy định của Chính phủ, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc khơng có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để được vay vốn khơng có tài sản bảo đảm thỡ doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện: kinh doanh có lói trong 2 năm gần nhất, có đầy đủ báo cáo tài chính, có phương án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng.

Trên thực tế, hầu hết các DNNVV không có báo cáo tài chính hoặc báo cáo tài chính khơng phản ánh đúng tỡnh hỡnh thực tế, hệ thống sổ sỏch kế toỏn và phương pháp hạch toán của doanh nghiệp thường khơng đầy đủ, thiếu chính xác và minh bạch. Nhiều doanh nghiệp cũn khụng thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế, trốn thuế, mua bán hố đơn tài chính, sử dụng hoá đơn giả…Các hoạt động kinh doanh thu chi phần nhiều sử dụng tiền mặt nên ngân hàng không đủ cơ sở đánh giá nhận xét về tỡnh hỡnh tài chớnh doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho việc thẩm định, đánh giá năng lực thực sự của khách hàng

Doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án dùng để vay tín dụng.

Đa số các DNNVV chưa đầu tư đúng mức vào đội ngũ lónh đạo và nhân viờn. Trỡnh độ cán bộ lónh đạo thấp, khơng đủ năng lực để thiết lập các phương án vay vốn có hiệu quả, khả thi. Một số doanh nghiệp lập phương án kinh doanh cũn mang nặng tớnh chủ quan, hoặc dựa trờn kinh nghiệm thuần tỳy, khụng tớnh toỏn đến các các yếu tố thị trường và nhân tố khách quan khác. Nội dung của phương án được thiết lập sơ sài, thiếu thuyết phục đối với ngân hàng, hay cũn gọi là thiếu tớnh khả thi. Bờn cạnh đó phải kể đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp nói chung và kế hoạch tài chính của từng phương án nói riêng khơng rừ ràng, mạch lạc trong đó khơng xác định được các dũng tiền, chu kỳ luõn chuyển vốn và nguồn trả nợ.

Việc ra quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp cũn tuỳ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau được tạo dựng trong quan hệ lõu dài. Những doanh nghiệp cú quan hệ tớn dụng tốt và lõu dài với ngõn hàng thỡ thường được xem xét cấp tín dụng thuận lợi hơn. Nhiều doanh nghiệp chỉ khi nào cần vay mới đến gặp ngân hàng, trong trường hợp đó ngân hàng phải thiết lập một hồ sơ khách hàng mới nên quy trỡnh cấp tớn dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hiển nhiờn là với cỏc doanh nghiệp cú tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh thua lỗ, vi phạm cỏc cam kết với ngõn hàng về mục đích sử dụng vốn vay hoặc cố tỡnh chậm trễ trả nợ, phỏt sinh nợ quá hạn sẽ khó thuyết phục ngân hàng cho vay.

Các DNNVV Việt Nam ít có uy tín trên thị trường, chủ yếu là làm ăn nhỏ lẻ nên khó tạo lũng tin đối với cán bộ ngân hàng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều khi doanh nghiệp phải chấp nhận những điều kiện mua bán bất lợi về giá cả, phương thức thanh toán, việc mua bán chịu diễn ra khá phổ biến dẫn đến tỡnh trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa cỏc doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khụng thu được tiền hàng đúng hẹn, không trả được nợ cho ngân hàng. Khoản vay bị chuyển thành quá hạn, doanh nghiệp phải chịu phạt, ngân hàng bị gia tăng nợ quá hạn, tăng nguy cơ rủi ro, làm giảm chất lượng tín dụng. Một bộ phận DNNVV hoạt động kinh doanh theo lối “chụp giật”, gian lận trong sản xuất kinh doanh, hoạt động không ổn định, gian dối trong quan quá trỡnh thực hịờn hợp đồng tín dụng làm suy giảm lũng tin của ngõn hàng.

Sự liờn kết giữa cỏc DNNVV cũn rất hạn chế.

Ở các nước có nền cơng nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canađa, các DNNVV có vai trũ rất lớn trong nền kinh tế trước hết vỡ họ cú sự gắn kết rất chặt chẽ với nhau và với doanh nghiệp lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNNVV trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, nên được bảo đảm về thị trường, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Sự bảo đảm này một mặt tạo điều kiện tốt cho DNNVV hoạt động ổn định, mặt khác, sẽ là một yếu tố tín chấp giúp DNNVV vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Một số ít DNNVV Việt Nam đóng vai trũ là cụng ty con, cụng ty vệ tinh nhằm cung cấp nguyờn liệu, gia cụng cho cỏc doanh nghiệp lớn, cũn lại chủ yếu ra đời và phát triển mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau và với các doanh nghiệp lớn. Tuy một số tổ chức, hiệp hội ngành nghề đó ra đời làm đầu mối liên kết các doanh nghiệp nhưng chưa thực sự phát huy tốt vai trũ này, đặc biệt là trong việc bảo lónh, cung cấp thụng tin cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngõn hàng. Sự tồn tại thiếu liờn kết của cỏc DNNVV cũng là một trở ngại cho bản thõn họ trong quỏ trỡnh tớch luỹ vốn và tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tiến tới mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới hỡnh thành cỏc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)