Định hướng chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 77 - 78)

Mục tiêu tổng quát đến năm 2010:

Tiếp tục tăng trưởng bền vững; lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu hoạt động, đổi mới cách thức quản lý, quản trị kinh doanh hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của NHTM hiện đại; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, công nghệ theo hướng đột phá, đưa vào khai thác các sản phẩm, dịch vụ mới; gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và đổi mới cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; trích đủ dự phũng rủi ro, hoạt động và kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ chung, quản lý tài sản nợ, tài sản cú hữu hiệu để đạt được mục tiêu kinh doanh cao. Hướng tới tập đoàn tài chính - ngân hàng có tiềm lực, bứt phá trở thành ngân hàng hàng đầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động; giữ vững và mở rộng thị trường có tiềm năng; phát huy thương hiệu, hỡnh ảnh, vị thế, bản sắc văn hóa doanh nghiệp; hợp tác bền vững với bạn hàng trong và ngoài nước. Xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng uy tín hàng đầu Việt Nam và ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực

Về hoạt động nguồn vốn và kinh doanh vốn:

Giữ vững và phát huy thế mạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống. Đồng thời, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm bằng việc nghiên cứu xây dựng và triển khai các sản phẩm huy động vốn mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chú trọng các sản phẩm phái sinh. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, thị trường, huy động vốn từ các thành phần kinh tế để tạo lập nguồn vốn có cơ cấu, chi phí

hợp lý, ổn định, bền vững. Đáp ứng đầy đủ vốn cho nhu cầu tín dụng, đầu tư; đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận, đảm bảo an toàn vốn.

Về hoạt động tín dụng:

Xây dựng quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng, ưu tiên hướng vào thị trường là khối khách hàng cá nhân, DNNVV, khách hàng ngoài quốc doanh. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phũng rủi ro đúng quy định và phấn đấu trích đủ dự phũng rủi ro. Đa dạng hóa các loại hỡnh tớn dụng, sản phẩm tớn dụng phự hợp với từng đối tượng khách hàng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng; kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh, xây dựng cơ cấu tớn dụng hợp lý phự hợp với nền kinh tế.

Phát triển hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư; đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn, mua cổ phần…Đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực BIDV có kinh nghiệm và tiềm năng: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, điện lực, dầu khí, công nghệ viễn thông…

Về hoạt động dịch vụ:

Tập trung phát triển mạnh các dịch vụ, nhất là các dịch vụ điện tử. Đa dạng hóa các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, trong đó có cả dịch vụ truyền thống và hiện đại, dịch vụ ngân hàng kết hợp với dịch vụ phi ngân hàng. Thực hiện cạnh tranh bằng chất lượng, tiện ích phục vụ khách hàng, phù hợp với nhóm khách hàng với quy trỡnh nghiệp vụ nhanh gọn, ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong hoạt động nghiệp vụ. Chú trọng các dịch vụ BIDV có kinh nhiệm như: tư vấn, bảo lónh…Xõy dựng cỏc dịch vụ phự hợp với từng nhúm khỏch hàng trong từng giai đoạn, ở từng địa bàn, đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)