Đặc điểm tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 27 - 30)

với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cỏc DNNVV cú nhu cầu vốn lớn trong nền kinh tế, tuy nhiờn xột về quy mụ từng doanh nghiệp thỡ khoản vay đó thực sự không lớn đối với các ngân hàng. Về khả năng, các ngân hàng luôn đáp ứng được các nhu cầu này tại bất kỳ thời điểm nào mà khơng gặp một khó khăn gỡ về vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam, việc cấp tín dụng cho những DNNVV ln gặp những khó khăn mang tính quy luật là: rủi ro mất vốn cao, các doanh nghiệp không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của ngân hàng. Với vai trũ ngày càng tăng của mỡnh, cỏc DNNVV đó tạo được sự chú ý của ngõn hàng và chớnh bản thõn ngõn hàng cũng nhận thấy rằng cần phải xem xét lại tính hiệu quả đối với việc cho vay các đối tượng này nhằm có một chiến lược phát triển ổn định và bền vững. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của BIDV cũng mang những đặc điểm chung giống như các ngân hàng khác, bao gồm:

Về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ:

Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV không lớn nên hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp này cũng có quy mơ nhỏ và vừa, các khoản vay

thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ của các ngân hàng. Tuy dư nợ của từng doanh nghiệp có thể nhỏ so với số vốn của ngân hàng nhưng số lượng các doanh nghiệp đơng đảo, xét trong tồn bộ nhóm thỡ dư nợ của đối tượng khách hàng này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Về mức độ rủi ro:

Các điều kiện vay vốn của DNNVV so với quy định hiện nay thường không đầy đủ và mức độ tin cậy không cao. Xuất phát từ đặc điểm về quy mô nhỏ nên bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNNVV thường rất giản đơn, thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các quy định của nhà nước về chế độ kế tốn tài chính cũn nhiều bất cập. Những rủi ro ngõn hàng thường gặp khi cho DNNVV vay vốn là:

Thứ nhất, cho vay khơng thu hồi được nợ, mất vốn, giảm uy tín của ngân hàng.

Thứ hai, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lói tiền vay. Hoạt

động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, nên phần lớn nguồn vốn ngân hàng dùng để cho doanh nghiệp vay được huy động từ nền kinh tế với thời hạn, mức lói suất đó được xác định, việc không thu hồi được nợ từ người vay sẽ khiến ngân hàng khơng có nguồn tiền để trả nợ cho người gửi tiền gây mất lũng tin, giảm uy tín của ngân hàng và phát sinh nhiều chi phí cho ngân hàng.

Tuy việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có rủi ro nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn nhưng thường là những rủi ro có thể phân tán được và khơng mang tính hệ thống. Hơn nữa quy mơ một món vay nhỏ khi phát sinh nợ quá hạn thỡ chủ yếu tỏc động tới thu nhập của ngân hàng, thường là không tạo thành các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản. Mặt khác, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản thế chấp đối với các khoản vay này nên phần nào giảm bớt tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Kinh nghiệm cho thấy hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn về thanh tốn cũng như dẫn đến phá sản đều do sự đổ bể trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tạo nên. Trên một khía cạnh nhất định, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm giảm bớt rủi ro phá sản cho các ngân hàng.

Ngân hàng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc hoạt động tín dụng đối với DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Với nhóm DNNVV, ngân hàng thường áp dụng mức lói suất cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Giá trị của một món vay tuy khơng lớn nhưng các ngân hàng có khả năng lấy số lượng bù quy mơ. Bên cạnh cỏc khoản lói thu được từ hoạt động tín dụng, nếu ngân hàng khai thác tốt thỡ cú thể thu thờm nhiều nguồn lợi khỏc. Đó là nguồn tiền gửi, nguồn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, các khoản phí dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, bảo lónh,… Đối với các nguồn lợi này, nhất là các khoản phí, ngân hàng thu được nhiều hơn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng cũng không phải chịu áp lực từ phía khách hàng như việc đáp ứng các dịch vụ này cho doanh nghiệp lớn.

Chi phí thẩm định

Đối với một món vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa, chi phí thẩm định bỡnh qũn thường cao do dư nợ thấp trong khi vẫn phải đảm bảo các bước của quy trỡnh tớn dụng. Tuy nhiên, về mặt lưu trữ, cập nhật và xử lý cỏc thụng tin liờn quan, thời gian dành cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa ít hơn rất nhiều do các doanh nghiệp này có số lượng các giao dịch ít, đơn giản, dễ kiểm tra và đánh giá. Tài liệu lưu cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn thể hiện ở các hoá đơn thanh tốn, giấy nhận nợ hợp đồng tín dụng, các báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng. Mặt khác, trong cỏc ngõn hàng, một cỏn bộ tớn dụng cú thể quản lý nhiều khoản vay, giao dịch của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi thường chỉ phụ trách, theo dừi được một công ty lớn do có quá nhiều giao dịch phát sinh của cơng ty đó trong một ngày, một tháng hay một quý.

BIDV vốn được biết đến như là một ngân hàng của Chính phủ bởi vỡ trước thời điểm năm 2000 ngân hàng thường chỉ chú trọng đến những dự án lớn và đối tượng khách hàng là các tổng cơng ty. Tuy có bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng đối với DNNVV mới được BIDV chú trọng từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2005 trở lại đây. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV mang một số nét đặc thù cơ bản:

Thứ nhất, các dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại BIDV rất đa dạng, nhiều dịch vụ

mới hiện đại (như cho vay gián tiếp, bảo lónh, cho thuờ tài chớnh…) nhưng DNNVV thường có ít hiểu biết về các sản phẩm này, cũng không thường xuyên nhận sự hỗ trợ tư vấn từ tài chính, pháp luật từ các tổ chức chuyên nghiệp, nên trong quan hệ tín dụng với BIDV thường gặp rất nhiều khó khăn. Chính vỡ vậy, đến nay hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV chủ yếu phát triển dịch vụ cho vay và cho thuê tài chính.

Thứ hai, là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đang trong quá trỡnh chuyển

đổi cơ cấu hoạt động, BIDV phát triển tín dụng đối với DNNVV chậm hơn nhiều ngân hàng thương mại khác nờn một mặt phớa DNNVV cũn tõm lý e ngại khi tiếp cận BIDV, mặt khỏc, phớa ngõn hàng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận khỏch hàng là cỏc DNNVV. Vỡ vậy, quan hệ tớn dụng giữa ngõn hàng và DNNVV cũn chủ yếu dựa trờn cơ sở tài sản đảm bảo trong khi đây là một trong những hạn chế lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận vay vốn ngân hàng

Thứ ba, hoạt động tín dụng của BIDV đối với DNNVV vừa mang tính chất thương

mại vừa mang tính xó hội nhằm thực hiện chớnh sỏch hỗ trợ phỏt triển cho DNNVV. Một mặt, ngõn hàng vừa phải cạnh tranh với cỏc ngõn hàng khỏc để tồn tại và phát triển, hoàn thành mục tiêu lợi nhuận, đồng thời thực hiện nhiệm vụ của một ngân hàng nhà nước là góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng trong dân cư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển DNNVV theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến sản xuất lớn. Vỡ vậy, trong quỏ trỡnh phỏt triển hoạt động tín dụng với DNNVV, BIDV vừa phải thực hiện nghiêm túc những quy định về tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro vừa phải tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam pdf (Trang 27 - 30)