Việc quản trị nhân sự trong các DNNVV có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động trong DNNVV phải là những người năng động có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Tuy nhiên lao động trong các DNNVV hiện nay chủ yếu là lao động phổ thơng, có trỡnh độ văn hoá cấp II là chủ yếu (chiếm 40-45%), ít được đào tạo qua trường lớp cơ bản bỡnh quõn chiếm 60-70% đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với trỡnh độ tay nghề, kỹ thuật thấp như vậy, họ chỉ làm được những công việc giản đơn. Trong điều kiện cạnh tranh, xu hướng tất yếu là doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật, vỡ vậy DNNVV cần khắc phục tỡnh trạng này thụng qua hoạt động đầu tư vào các chương trỡnh đào tạo, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các trung tâm tư vấn, hỗ trợ DNNVV về đào tạo.
Về trỡnh độ của đội ngũ quản lý DNNVV, theo số liệu thống kê của Cục phát triển doanh nghiệp, trong số hơn 60.000 DNNVV ở phía Bắc được điều tra, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp cú trỡnh độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trỡnh độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.
Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đó tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% cú trỡnh độ thấp hơn [28]. Điều đáng chú ý, trong số các chủ doanh nghiệp có trỡnh độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của cỏc DNNVV Việt Nam.