thẩm định các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh
Việc nâng cao năng lực của các DNNVV trong lập và thẩm định các dự án và kế hoạch kinh doanh đóng vai trũ quan trọng trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả dịch vụ tớn dụng ngõn hàng. Trong nhiều trường hợp, các DNNVV tiếp cận với các ngân hàng xuất phát từ nhu cầu trực tiếp mà khơng có đánh giá xem xét cụ thể các yếu tố quan trọng sau:
Yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp hiểu rừ tớnh chất của khoản vay. Hiện nay nhiều DNNVV cứ cú nhu cầu về thiết bị, mỏy múc phục vụ cho sản xuất kinh doanh là tiếp cận tín dụng ngân hàng để vay tiền mà khơng tính đến phương thức thuê mua tài chính. Hỡnh thức huy động vốn trung và dài hạn này phù hợp với các DNNVV, giúp họ sử dụng đồng vốn linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác nhau thay vỡ mua tài sản cố định. Hơn nữa, thuê tài chính cũng không làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng.
Doanh nghiệp cũng phải xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp hoặc thu tiền trước của khách hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Trên thực tế ba phương án huy động vốn đầu tiên thường được các DNNVV áp dụng.
Trong bất kỳ phương thức nào thỡ việc nắm bắt kỹ năng lập và thẩm định các dự án đầu tư (hay phương án kinh doanh trong trường hợp dự án qui mơ nhỏ) đóng vai trũ then chốt. Trong quỏ trỡnh lập và thẩm định dự án cũng giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc hiểu rừ hơn về dũng doanh thu, chi phớ phỏt sinh để tỡm ra phương án quản lý tối ưu đối với từng công đoạn.
Quỏ trỡnh xõy dựng dự án cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị kỹ hơn khi làm việc với ngân hàng.Thông thường các ngân hàng thường đánh giá các dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh theo các mặt sau:
Một là, xem xét đánh giá sơ bộ các vấn đề gồm: Mục tiêu, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra, phương án tiêu thụ sản phẩm, qui mô, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh và thời gian thực hiện dự án
Hai là, đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm: giới thiệu về sản phẩm, nhu cầu
trên thị trường, mức tiêu thụ gia tăng hàng năm, khả năng cung cấp của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thị trường nội địa, thị trường nước ngoài
Ba là, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: phương thức phân phối, mạng lưới phân phối, chi phí thiết lập mạng lưới phân phối, phương thức bán hàng.
Bốn là, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào bao
gồm: số lượng, nhà cung cấp, nhập khẩu, dự phũng rủi ro
Năm là, đánh giá các phương diện tổ chức thực hiện như: đội ngũ cán bộ, trỡnh độ
kinh nghiệm, tay nghề công nhân…