Tác động của nơi ở hiện tại đến quan điểm,thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 71 - 76)

- Cách thức kết hợp của các hành động cá thể thể đưa tới hành vi của hệ thống Sự

3 Báo cáo về hiệu quả cải thiện tăng trưởng vi chất trên 560 trẻ em từ 24 đén 6 tháng dùng 1 sản phẩm sữa nội Dielac Alpha 12, năm

4.1.3 Tác động của nơi ở hiện tại đến quan điểm,thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

4.1.3 Tác động của nơi ở hiện tại đến quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữavà các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em. và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

Khi xem xét mối liên hệ giữa mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng với quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ, nghiên cứu không đưa ra mối quan hệ rõ ràng, vì vậy tác giả khơng phân tích yếu

tố này mà chỉ đi sâu phân tích mối quan hệ giữa nơi ở hiện tại và quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ.

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, với phương án sữa nội là “ Hãng sữa 100% yếu tố sản xuất của Việt Nam”, ở địa bàn thị trấn có nhiều người lựa chọn hơn với tỷ lệ 82.5 % chọn so với ở xã có tỷ lệ 73.9 % chọn. Ngoài ra, với phương án sữa nội là “Hãng sữa nhập nguyên liệu, sản xuất ở Việt Nam”, ở thị trấn có tỷ lệ người chọn có là 12.6 %, cao hơn gấp 3 lần so với ở xã là 4.2 %. Cũng nhiều người có quan điểm, sữa nội là “Hãng sữa có mã vạch 89 ghi trên bao bì sản phẩm”. Với phương án này, ở xã có tỷ lệ người chọn có ít hơn ở thị trấn, tương ứng tỷ lệ 30.3 % so với 43.4 %.

Kết quả trên cho ta thấy, khơng có sự khác biệt lớn trong quan điểm của phụ nữ giữa hai địa bàn nghiên cứu về sữa nội. Dù có những tỷ lệ lựa chọn khác nhau, nhưng khơng có sự chênh lệch q lớn. Đa số phụ nữ đều cho rằng sữa nội là hãng sữa 100% yếu tố sản xuất của Việt Nam.

Yếu tố địa bàn nghiên cứu không tác động rõ ràng đến nhận biết các nhãn hiệu sữa nội và quan điểm về thương hiệu sữa uy tín. Tuy nhiên, khi phân tích

tương quan địa bàn nghiên cứu về thái độ đối với các hãng sữa nội uy tín, kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về thái độ của phụ nữ với một số nhãn hiệu sữa nội uy tín như: Cơ Gái Hà Lan, Vinamilk, Mộc Châu, Hà Nội. Tuy nhiên, tác giả chỉ trình bày những mức độ tin tưởng được đa số phụ nữ lựa chọn.

Bảng 25. Tương quan địa bàn sống và mức độ tin tưởng một số nhãn hiệu sữa nội ( % )

Mức độ tin tưởng

Cô Gái Hà Lan Hà Nội Mộc Châu Vinamilk

1 2 1 2 1 2 1 2

Rất tin tưởng 19.7 21 0.7 4.9 47.9 57.3 22.5 40.6 Tin tưởng 52.1 53.8 9.2 7.0 25.4 23.8 46.5 34.3 Bình thường 17.6 21 19.7 31.5 12 9.8 27.5 18.2

( Ghi chú: 1. Xã Hợp Tiến, 2. Thị trấn Nam Sách )

Qua bảng số liệu cho thấy, mức độ “ Rất tin tưởng” với nhãn hiệu sữa Mộc Châu ở cả hai địa bàn tương đối cao, tuy nhiên có sự chênh lệch tỷ lệ trong lựa chọn này. Ở thị trấn tỷ lệ rất tin tưởng nhãn hiệu sữa Mộc Châu khá cao: 57.3 %, trong khi ở địa bàn xã tỷ lệ này nhỏ hơn một chút: 47.9 %. Nhãn hiệu sữa Mộc Châu là nhãn hiệu được phụ nữ ở cả hai địa bàn “ Rất tin tưởng” và chiếm tỷ lệ cao nhất. Cùng ở mức độ này, nhãn hiệu Vinamilk có tỷ lệ phụ nữ ở thị trấn lựa chọn cao gần gấp đôi so với ở tuyến xã: 40.6 % ở thị trấn so với 22.5 % ở xã. Mức độ “ Tin tưởng”, nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan được nhiều người chọn và khơng có sự khác biệt nhiều giữa hai địa bàn ( 52.1 % ở xã so với 53.8 % ở thị trấn ).

Nhìn chung, phụ nữ sống tại thị trấn có xu hướng tin tưởng thương hiệu sữa nội nhiều hơn so với phụ nữ ở tuyến xã. Mức độ khơng tin tưởng, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ chọn phương án này. Với nhãn hiệu sữa Hà Nội, có thể do ít người biết đến và ít người sử dụng ở cả hai địa bàn nên phần lớn phụ nữ ở cả hai địa bàn tỏ ra “Không chắc chắn” để tin tưởng vào nhãn hiệu sữa này nên tỷ lệ chọn phương án không chắc chắn cũng khá cao: 67.6 % ở xã và 49.6 % ở thị trấn.

Sự tin tưởng vào chất lượng sữa giữa hai nhóm phụ nữ ở hai địa bàn nghiên cứu có khác nhau. Tỷ lệ phụ nữ ở thị trấn tin tưởng vào chất lượng sữa nội cao hơn

so với phụ nữ ở xã. Nhóm phụ nữ ở thị trấn có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng sữa nội là 83.1 %, trong khi nhóm phụ nữ ở xã có tỷ lệ tin tưởng là 71.3 %.

Xét tương quan giữa quan địa bàn sống đến quan điểm chất lượng sữa tốt có kết quả như sau:

Qua biểu đồ cho thấy phụ nữ ở cả hai địa bàn chọn phương án “Trẻ uống sữa thấy tăng cân đều, tiêu hóa tốt, khỏe mạnh” có tỷ lệ cao nhất và “ Thành phần dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt” có tỷ lệ cao thứ hai. Tuy nhiên ở cả hai phương án này, phụ nữ ở địa bàn xã có tỷ lệ lựa chọn cao hơn so với phụ nữ ở thị trấn. Điều này cho thấy phụ nữ ở cả hai địa bàn nghiên cứu có quan điểm về chất lượng sữa tốt đều dựa vào chính kết quả thực tế cho con họ sử dụng nhãn hiệu sữa đó có tốt hay không tốt. Với phương án “ Mùi hương sữa thơm, dễ uống” thì ngược lại với hai phương án trên. Tỷ lệ chọn phương án này của nhóm phụ nữ ở thị trấn cao gần gấp 2 lần so với nhóm phụ nữ ở tuyến xã. Điều này cho thấy, nhóm phụ nữ ở thị trấn quan tâm đến hương vị của loại sữa dành cho trẻ hơn so với nhóm phụ nữ ở xã.

Khơng có sự khác nhau rõ ràng trong đánh giá chất lượng sữa nội so với sữa ngoại và sự tin tưởng vào chất lượng sữa nội giữa hai nhóm phụ nữ ở hai địa bàn nghiên cứu.

Quan niệm về mức giá phù hợp với sữa bột nội, hộp 400 gam của phụ nữ trên cả hai địa bàn nghiên cứu tương đương nhau. Đa số phụ nữ đều chọn mức giá phù hợp nhất cũng là mức giá thấp nhất mà nghiên cứu đưa ra: Từ 80 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng / hộp 400 gam, tỷ lệ lần lượt ở xã là 73.9 %, ở thị trấn là 72 %. Ngoài ra, mức độ tác động của giá cả đến lựa chọn mua sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em ở phụ nữ trên hai địa bàn nghiên cứ là như nhau. Phần lớn phụ nữ đều chọn giá cả có tác động một phần đến việc chọn mua sữa cho trẻ: 63.4% ở xã và 62.1 % ở thị trấn.

Như vậy, quan điểm, thái độ của phụ nữ giữa hai địa bàn nghiên cứu về giá sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ hiện nay khá đồng đều. Phần lớn phụ nữ cho rằng giá sữa hiện nay khơng phù hợp và có tác động một phần đến việc mua sữa. Giá sữa bột nội phù hợp với hộp 400 gam là từ 80 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: quan điểm, thái đội về sự đa dạng chủng loại và tiếp thị, chăm sóc khách hàng các nhãn hiệu sữa nội giữa phụ nữ ở hai địa bàn nghiên cứu khơng có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai địa bàn nghiên cứu về hình thức tiếp thị, khuyến mại.

Phần lớn phụ nữ ở cả hai địa bàn nghiên cứu đều cho rằng quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng cũng là một hình thức tiếp thị và hình thức này được nhiều người lựa chọn nhất với tỷ lệ khá cao: 90.1 % ở xã và 88.7 % ở thị trấn. Các lựa chọn còn lại, phụ nữ ở khu vực thị trấn có tỷ lệ chọn cao hơn so với ở xã. Hình thức tiếp thị đại lý, chợ, cửa hàng ở thị trấn cao hơn ở xã: 49.7 % so với 30.3 %. Hình thức tiếp thị đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh biện được phụ nữ ở thị trấn chọn cao hơn gấp hơn 5 lần so với nhóm phụ nữ ở xã: 37.8 % so với 7 %. Có thể do nhóm phụ nữ ở thị trấn từng chứng kiến hoặc biết đến hình thức tiếp thị này, song ở tuyến xã, hình thức này khơng phổ biến nên tỷ lệ phụ nữ chọn ít hơn so với ở thị trấn. Bên cạnh đó, thị trấn là nơi tập trung nhiều đại lý sữa lớn, dân cư tập trung đơng đúc hơn và có mức sống cao hơn ở tuyến xã nên người dân khá quen với hình thức tiếp thị này, trong khi phụ nữ ở xã thì ít chứng kiến hình thức tiếp thị này hơn.

Khi được hỏi về quan điểm với các hình thức khuyến mại của phụ nữ ở hai địa bàn, nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt rõ ràng. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của tiếp thị, khuyến mại đến phụ nữ trên cả hai địa bàn có tỷ lệ gần như nhau. Đa số phụ nữ cho rằng tiếp thị, khuyến mại chỉ ảnh hưởng một phần đến việc mua sữa của họ.

Như vậy, yếu tố địa bàn sống có ảnh hưởng một phần nhỏ đến quan điểm,

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 71 - 76)