Tác động của thu nhập NTL đến quan điểm,thái độ của họ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 79 - 84)

- Cách thức kết hợp của các hành động cá thể thể đưa tới hành vi của hệ thống Sự

3 Báo cáo về hiệu quả cải thiện tăng trưởng vi chất trên 560 trẻ em từ 24 đén 6 tháng dùng 1 sản phẩm sữa nội Dielac Alpha 12, năm

4.2.3 Tác động của thu nhập NTL đến quan điểm,thái độ của họ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em.

Khi xem xét tương qua thu nhập của NTL, nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố thu nhập của cá nhân có tác động mạnh mẽ đến quan điểm, thái độ về giá sữa và tác động một phần đến quan điểm, thái độ tin tưởng chất lượng sữa nội và so sánh chất

lượng sữa nội với sữa ngoại và hãng sữa nội uy tín. Ngồi ra, các yếu tố khác, thu nhập khơng tạo ra những khác biệt rõ ràng.

Khi phân tích tương quan thu nhập và sự tin tưởng vào chất lượng sữa nội, nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có thu nhập càng cao càng có xu hướng tin tưởng vào chất lượng sữa nội hơn.

Thu nhập của NTL có mối liên hệ với đánh giá về chất lượng sữa nội so với sữa ngoại. Nhóm thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu đồng / tháng có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng sữa nội cao nhất: 91.1 %, trong khi nhóm khơng có thu nhập chỉ có tỷ lệ 70.9 % tin vào chất lượng sữa nội. Các nhóm thu nhập cịn lại, nhóm 2.1 triệu đến 3 triệu đồng / tháng có tỷ lệ là 82 %, nhóm có thu nhập từ 470 nghìn đến 2 triệu đồng / tháng có tỷ lệ là 74 %. Điều này cho thấy, phần lớn phụ nữ đều tin tưởng vào chất lượng sữa nội. Tuy nhiên, những nhãn hiệu sữa nội được nhiều người tin tưởng cũng là những thương hiệu sữa khá uy tín như Vinamilk, Cơ Gái Hà Lan, Mộc Châu, Ba Vì. Thu nhập của người trả lời cũng ảnh hưởng tới thái độ đánh giá chất lượng sữa nội so với sữa ngoại.

Bảng 29. Tương quan thu nhập của NTL và đánh giá chất lượng sữa nội so với sữa ngoại ( % )

Chất lượng sữa nội so với sữa ngoại Thu nhập của NTL 0 nghìn Từ 470 nghìn đến 2 triệu 2.1 triệu đến 3 triệu 3.2 triệu đến 5 triệu

Sữa ngoại tốt hơn sữa nội 35.5 30 28 20

Sữa nội tốt hơn sữa ngoại 3.2 6 3 2.2

Sữa ngoại và sữa nội tốt như nhau

29 36 45 53

Qua bảng số liệu cho thấy có một xu hướng rõ ràng: những phụ nữ có thu nhập thấp có xu hướng đồng ý rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội và ngược lại, nhóm có thu nhập cao hơn lại có tỷ lệ đồng ý với ý kiến này thấp hơn. Điều đó kéo theo hệ quả những nhóm phụ nữ có thu nhập cao hơn có tỷ lệ đồng ý rằng “Sữa nội và

sữa ngoại có chất lượng ngang nhau”. Như vậy những phụ nữ có thu nhập cao có tương đối ủng hộ sữa nội. Tuy nhiên, với ý kiến “Sữa nội tốt hơn sữa ngoại” được rất ít phụ nữ ở các nhóm thu nhập khác nhau lựa chọn.

Khi xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ tin tưởng vào sữa nội, nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có thu nhập cao hơn có xu hướng tin tưởng vào sữa nội cao hơn so với nhóm thu nhập thấp hơn. Với nhóm thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng / tháng có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng sữa nội cao nhất: 84.4 %, ngược lại, nhóm có khơng có thu nhập có tỷ lệ tin tưởng thấp nhất: 54.8 %. Dù vậy nhưng có thể thấy đa số phụ nữ khá tin tưởng vào chất lượng sữa nội.

Khơng có sự khác biệt nhiều trong quan điểm, thái độ về các hãng sữa nội uy tín như Mộc Châu, Ba Vì, Nutifood, Hà Nội giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Tuy nhiên với hai nhãn hiệu Vinamilk và Cô Gáo Hà Lan, kết quả nghiên cứu cho thấy một số khác biệt như sau:

Bảng 30. Tương quan thu nhập của NTL với thái độ về nhãn hiệu sữa nội uy tín ( % )

Tên nhãn hiệu sữa

Thu nhập của NTL 0 nghìn 470 nghìn đến 2 triệu 2.1 triệu đến 3 triệu 3.2 triệu đến 5 triệu Cô Gái Hà Lan Rất tin

tưởng 9.7 19 23 24.4 Tin tưởng 54.8 54 50 60 Vinamilk Rất tin tưởng 16.1 24 33.3 36 Tin tưởng 45.2 53.5 45 31.1

Mức độ rất tin tưởng vào nhãn hiệu Cơ Gái Hà Lan có xu hướng tăng lên theo nhóm thu nhập cao dần. Ở cùng mức độ này, nhãn hiệu Vinamilk được nhiều người tin tưởng hơn hẳn và đều tăng theo nhóm thu nhập cao dần. Điều này chứng tỏ những người có thu nhập càng cao thì họ càng tin tưởng vào hai nhãn hiệu sữa Cô Gái Hà Lan và Vinamilk. Nếu mức độ “Rất tin tưởng” vào nhãn hiệu Cô Gái

Hà Lan thấp hơn so với nhãn hiệu Vinamilk thì ngược lại, ở mức độ “Tin tưởng”, sữa Cơ Gái Hà Lan có tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhãn hiệu Vinamilk. Tuy nhiên, các nhóm thu nhập khác nhau có tỷ lệ lựa chọn mức độ tin tưởng khác nhau, khơng theo một xu hướng nhất định. Tóm lại, những phụ nữ có thu nhập càng cao có xu hướng tin tưởng vào hai nhãn hiệu sữa nội cao hơn so với nhóm thu nhập thấp hơn. Thu nhập của cả gia đình khơng phản ánh mối quan hệ với quan điểm, thái độ về thương hiệu sữa uy tín.

Bảng 31. Tương quan thu nhập cá nhân với mức độ phù hợp của giá sữa hiện nay ( % )

Mức độ phù hợp của giá sữa hiện nay

Thu nhập của NTL 0 nghìn 470 nghìn đến 2 triệu 2.1 triệu đến 3 triệu 3.2 triệu đến 5 triệu Rất phù hợp 3.2 3 3 6.7 Phù hợp 6.5 12 11 6.7 Không phù hợp 58.1 48 50 66.7 Rất không phù hợp 3.2 5 7 4.4

Đa số phụ nữ ở các nhóm thu nhập khác nhau đều cho rằng giá sữa hiện nay khơng phù hợp. Ở các mức độ cịn lại, tương quan thu nhập và mức độ phù hợp không phản ánh rõ ràng và không theo xu hướng nhất định. Phần lớn phụ nữ ở các nhóm có thu nhập khác nhau đều có chung quan điểm rằng giá sữa hiện nay khơng phù hợp. Nhìn chung, giá sữa hiện nay khơng phù hợp, vậy nên dù những phụ nữ ở các nhóm thu nhập khác nhau cũng đều lựa chọn mức độ này với tỷ lệ tương đối cao.

Bảng 32. Tương quan thu nhập của NTL với mức độ tác động của giá cả (% )

Mức độ tác động của giá cả Thu nhập của NTL 0 nghìn 470 nghìn đến 2 triệu 2.1 triệu đến 3 triệu 3.2 triệu đến 5 triệu Rất tác động 16.1 26 30 60 Tác động một phần 64.5 66 58 35.6

Không tác động 12.9 6 8 4.4

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cả rất tác động mạnh tới nhóm có thu nhập cao hơn so với nhóm thu nhập thấp hơn. Tỷ lệ này thấp nhất ở nhóm khơng có thu nhập: 16.1 % và cao nhất ở nhóm thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu / tháng : 60 %. Điều này có vẻ trái ngược với thực tế vì những người có thu nhập cao thường có điều kiện và có nhiều khả năng mua hơn so với những người có thu nhập thấp, tuy nhiên nghiên cứu đưa ra kết quả ngược lại. Cũng ở nhóm có thu nhập cao nhất lại có tỷ lệ thấp nhất khi chọn phương án “Không tác động” 4.4 % so với các nhóm khác là 12.9 % với nhóm khơng thu nhập, 8 % nhóm thu nhập từ 2.1 đến 3 triệu đồng / tháng, và 6 % với nhóm thu nhập từ 470 nghìn đến 2 triệu đồng / tháng. Phần lớn phụ nữ ở các nhóm thu nhập khác nhau đều cho rằng giá cả chỉ tác động một phần trừ nhóm có thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu / tháng ( 35.5 % ).

Đánh giá tương quan thu nhập của NTL với nhận xét và đánh giá về giá sữa hiện nay thì chưa đủ. Tương quan giữa thu nhập và giá sữa bột nội được cho là hợp lý hiện nay cho một phần nói lên mối quan hệ này nữa. Mức giá được nhiều người lựa chọn hơn cả với hộp sữa bột 400 gam là từ 80 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng, số ít phụ nữ chọn mức từ 160 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.

Bảng 33. Tương quan thu nhập và giá sữa bột nội phù hợp hiện nay ( % )

Giá sữa bột nội hộp 400 gam Thu nhập của NTL 0 nghìn 470 nghìn đến 2 triệu 2.1 triệu đến 3 triệu 3.2 triệu đến 5 triệu Từ 80 đến 150 nghìn đồng 77.4 77 73 68.9 Từ 160 đến 200 nghìn đồng 16.1 23 26.7 27

Nếu giá sữa rất ảnh hưởng đên nhóm có thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu /tháng thì nhóm này lại có tỷ lệ chọn cao nhất với mức giá từ 160 đến 200 nghìn đồng / hộp 400 gam. Bên cạnh đó, nhóm này có lựa chọn thấp nhất so với các nhóm thu nhập cịn lại ở mức giá từ 80 đến 150 nghìn đồng / hộp 400 gam. Tuy tỷ lệ chênh lệch giữa các nhóm khơng cao, song điều này cho thấy một xu hướng: dù

giá cả rất tác động đến hành vi mua sữa của nhóm phụ nữ có thu nhập cao chọn mức giá sữa phù hợp cao hơn các nhóm cịn lại.

Như vậy, thu nhập của NTL có mối quan hệ rõ ràng với quan điểm, thái độ của phụ nữ về chất lượng, giá cả sữa nội. Giá cả sữa hiện nay không phù hợp với thu nhập của đa số người dân, nhưng giá của chỉ tác động một phần đến hành vi mua sữa dành cho trẻ của phần lớn phụ nữ.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 79 - 84)