Quan điểm về sữa nội và nhận biết các nhãn hiệu sữa nội.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 41 - 44)

- Cách thức kết hợp của các hành động cá thể thể đưa tới hành vi của hệ thống Sự

3.1.1 Quan điểm về sữa nội và nhận biết các nhãn hiệu sữa nội.

Quan điểm là ý kiến, cách nhìn nhận riêng, trình bày quan điểm của mình, mỗi người có một quan điểm, hay thống nhất quan điểm với nhau. Khi được hỏi quan điểm sữa nội, chúng tôi đưa ra 6 phương án, và kết quả thu được như trình bày ở biểu đồ 5.

Với phương án thứ nhất, sữa nội là những hãng sữa có 100 % các yếu tố sản xuất của Việt Nam, tỷ lệ người trả lời có chiếm 78.2 % so với 21.8 % tỷ lệ người trả lời là không. Tỷ lệ người không lựa chọn phương án này là 21.8 % cũng là tỷ lệ chọn phương án “ sữa nội là những hãng sữa có 30 % yếu tố sản xuất của Việt Nam”. Trong khi đó, tỷ lệ người chọn không cùng ở phương án này lại chiếm 78.2 %. Bên cạnh đó, nhiều người đồng ý rằng các hãng sữa nội là hãng sữa mà trên sản

phẩm sữa đó có ghi mã vạch 89, đó là mã vạch xuất xứ hàng hóa của Việt Nam. Tỷ lệ đồng ý với chỉ báo này là 36.8 % so với 63.2 % khơng đồng ý. Điều này cũng là một lựa chọn có lý khi phần lớn số người được hỏi không định nghĩa được thế nào là sữa nội địa và sữa ngoại.

“Mình ở nơng thơn thì mình hay dùng sữa nội. Mà ở trên sản phẩm ghi của nội hay của ngoại thì mình biết thế chứ khơng biết phân biệt thế nào là sữa nội hay sữa ngoại đâu”. ( PVS nữ 24 tuổi, nông dân, 2 con )

“ Sữa nội phải là sữa sản xuất ở trong nước, nguyên liệu có thể nhập khẩu ở nước ngoài, nhưng các yếu tố sản xuất khác là ở trong nước”. ( PVS, nữ 32 tuổi, viên chức, 2 con )

Không đồng ý với phương án sữa nội là các hãng sữa do người Việt Nam sản xuất ở nước ngồi, sau đó được nước ta nhập khẩu và bán ở thi trường trong nước chiếm tỷ lệ tới 96.1 % trong khi đó chỉ có 3.9 % tỷ lệ người trả lời đồng ý với quan điểm này. Đa số người được hỏi cho rằng những hãng sữa nhập khẩu các nguyên vật liệu của nước ngoài, sau sản xuất ở Việt Nam không phải là hãng sữa nội, và tỷ lệ không đồng ý chiếm tới 91.6 %, trong khi có 8.4 % tỷ lệ người trả lời có.

Theo ý kiến của một số chuyên gia về sữa cho rằng : Sữa nội bao gồm cả những hãng sữa nhập nguyên liệu ở nước ngoài nhưng được sản xuất ở trong nước theo dây chuyền sản suất theo tiêu chuẩn quộc tế, có chi phí sản xuất và nhân cơng trong nước 2.

Tất cả những lựa chọn trên là quan điểm của mỗi người khi đưa ra ý kiến, cách nhìn nhận riêng của mình về sữa nội. Hiểu thế nào là sữa nội, hay hàng nội, mỗi người có một quan niệm riêng. Tuy nhiên, qua phân tích tài liệu, tác giả nhận thấy để được gọi là hàng Việt Nam, hay hàng nội cần phải đạt ba tiêu chí sau: 1. Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2. Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn,

như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu dùng thơng thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; 3. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải là cơng dân Việt Nam. Như vậy, ta có thể hiểu sữa nội là những hãng sữa thỏa mãn ba tiêu chí nêu trên.

Thơng qua kết quả khảo sát các hãng sữa lớn trên thị trường, tác giả đưa ra 11 nhãn hiệu sữa bao gồm cả các hãng sữa nội và sữa ngoại để người trả lời lựa chọn. Kết quả thể hiện ở biểu 7.

Những nhãn hiệu sữa nội được lựa chọn nhiều là những nhãn hiệu có tên khá “thuần Việt”. Nhãn hiệu sữa Mộc Châu được chọn là có là nhãn hiệu sữa nội chiếm tới 91.6 % trong tổng số 100 % số người được hỏi và là lựa chọn cao nhất so với các nhãn hiệu cịn lại. Cịn lại, tỷ lệ người lựa chọn khơng chỉ chiếm 8.4 % trong tổng số 100 % người trả lời. Điều này cũng khá logic khi Mộc Châu là nhãn hiệu sữa tươi được các bà mẹ tin dùng và sử dụng nhiều nhất với 73.3 % trong tổng số 100 % các bà mẹ được hỏi. Tiếp theo là Ba Vì với tỷ lệ 91.2 % người chọn có trong tổng số 100 % người trả lời.Vinamilk vốn là thương hiệu đã tồn tại lâu năm và được nhiều người chọn là hãng sữa nội với tỷ lệ 90.2 %, trong khi số còn

lại 9.8 % không chọn Vinamilk là nhãn hiệu sữa nội. Nhãn hiệu sữa Hà Nội, Cô Gái Hà Lan, Nutifood cũng được khá nhiều người chọn đây là những thương hiệu sữa nội, lần lượt với tỷ lệ là 61.1 %, 57.7 % và 34.7 %. Giải thích vì sao nhiều người có lựa chọn như vậy, qua phỏng vấn sâu, có người cho biết :

“ Sữa nội là những hãng sữa của Việt Nam thì thường lấy tên của Việt Nam, gắn với địa danh nơi sản xuất ra loại sữa đó. Riêng Vinamilk thì được nhiều người biết đến là sữa nội rồi, nhưng cịn các hãng sữa có tên “ ngoại” thì phải sử dụng lâu mới biết, hoặc thơng qua quảng cáo nhiều thì người ta chú ý và biết đến”. ( PVS, Nữ, 29 tuổi, công nhân ).

Những nhãn hiệu khác như Abbott, Dumex, Mead Jonhson, Elovi ít được chọn là nhãn hiệu sữa nội. Và thông qua thực tế sử dụng nên nhiều người nhận thức và phân biệt được những hãng sữa nội và sữa ngoại.

“Khi mình xem quảng cáo của các hãng sữa, ví vụ như Similac thì của Abbott - Hoa Kỳ, Mead Jonhson – Hoa Kỳ…, nên mình phân biệt được ln đó là sữa ngoại chứ cũng khơng biết dựa vào tiêu chí nào hết. ( PVS nữ 24 tuổi, nơng dân, 2 con )

Ngồi ra, có ý kiến khác cho rằng nhãn hiệu sữa chua Kinh Đô là sữa nội, và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 1.4 %.

Tóm lại, theo quan điểm của người trả lời, sữa nội gồm Ba Vì, Cơ Gái Hà Lan, Hà Nội milk, Vinamilk và Mộc Châu. Trên thực tế, những nhãn sữa nội được đề cập trong nghiên cứu là: Ba Vì, Mộc Châu, Hà Nội, Cô Gái Hà Lan, Nutifood, Vinamilk. Ngồi ra cịn những nhãn hiệu sữa nội khác, tuy nhiên nghiên cứu chỉ đưa ra những nhãn hiệu sữa nội điển hình đưa vào đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 41 - 44)