PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 91 - 97)

- Cách thức kết hợp của các hành động cá thể thể đưa tới hành vi của hệ thống Sự

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

3 Báo cáo về hiệu quả cải thiện tăng trưởng vi chất trên 560 trẻ em từ 24 đén 6 tháng dùng 1 sản phẩm sữa nội Dielac Alpha 12, năm

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua phân tích thực trạng sử dụng sữa cho trẻ em, kết quả cho thấy, đa số phụ nữ được hỏi đều sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ. Với sữa bột, tỷ lệ sử dụng sữa hàng ngày lên đến 70.9 %, trong khi tỷ lệ không bao giờ sử dụng chỉ 5.6 %. Và tương tự, với nhóm sữa tươi và sữa chua, mức độ sử dụng hàng ngày và một số ngày trong tuần vẫn ở tỷ lệ khá cao tương ứng là 87.8 % và 75.5 %, trong khi tỷ lệ không sử dụng rất thấp: 2.1 % với sữa tươi và 4.2 % với sữa chua. Tuy nhiên, các sản phẩm khác như sữa non, phơ mai lại được rất ít phụ nữ dùng cho con họ, vì vậy tỷ lệ khơng sử dụng hai loại sản phẩm này lên tới 71.6 % và 58.2 %.

Số con hiện tại của người trả lời có ảnh hưởng đến số trẻ được sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Những phụ nữ có một con có tỷ lệ dùng sữa và các sản phẩm từ sữa cho con họ lên tới 100 %. Tỷ lệ này giảm dần ở nhóm phụ nữ có hai con, tỷ lệ dùng sữa cho cả hai bé là 88.7 %, và tiếp tục giảm dần trong nhóm có ba

con trở lên, tỷ lệ dùng sữa cho cả ba con chỉ ở 23.1 %. Phụ nữ có một con và có từ ba con trở lên có xu hướng sử dụng sữa ngoại nhiều hơn so với những phụ nữ có hai con. Tỷ lệ sử dụng sữa bột nội ở nhóm phụ nữ có một con và hai con lần lượt là 38.7 và 38.5, trong khi tỷ lệ sử dụng sữa bột nội nhóm phụ nữ có hai con là 50.4%.

Mức độ sử dụng sữa phụ thuộc nhiều vào thu nhập bình quân một tháng của gia đình họ. Những gia đình có thu nhập cao có xu hướng sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ thường xuyên hơn những nhóm gia đình có thu nhập thấp hơn. Tỷ lệ sử dụng sữa bột hàng ngày cao nhất cũng ở nhóm gia đình có thu nhập cao nhất: 78.3 %, và ngược lại, nhóm gia đình có thu nhập thấp nhất, có tỷ lệ sử dụng sữa bột hàng ngày ở mức thấp nhất: 63.6 %. Tương tự với sữa tươi, tỷ lệ sử dụng sữa tươi hàng ngày cao nhất cũng ở nhóm gia đình có thu nhập cao nhất: 70.1 % trong khi nhóm gia đình có thu nhập thấp nhất, có tỷ lệ sử dụng sữa tươi hàng ngày ở mức thấp nhất: 40 %. Như vậy, thu nhập của gia đình người trả lời có ảnh hưởng nhiều đến mức độ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa dành cho trẻ em.

Tỷ lệ sử dụng sữa bột nội là 40.7 %, trong khi đó, tỷ lệ sử dụng sữa bột ngoại là 51.2 %, có 8.1 % người trả lời khơng xác định được loại sữa mình đang dùng là nội hay ngoại và do không sử dụng. Điều này chứng tỏ sữa bột nội đang từng bước chiếm được lòng tin của nhiều phụ nữ trong địa bàn nghiên cứu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sữa nội đang dần chinh phục được lòng tin của người dân bởi chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Các sản phẩm sữa tươi, sữa chua nội chiếm ưu thế hơn hẳn vì có tỷ lệ người sử dụng lên tới trên 90 %. Sữa tươi nội được đa số phụ nữ lựa chọn cho trẻ đặc biệt là sữa tươi của nhãn hiệu Mộc Châu (73.3 % tỷ lệ người được hỏi có sử dụng), Vinamilk ( 68.1 % tỷ lệ người được hỏi có sử dụng), Cơ Gái Hà Lan ( 50.9 % tỷ lệ người được hỏi có sử dụng) Ba Vì ( 43.9 % tỷ lệ người được hỏi có sử dụng). Nhãn hiệu sữa chua được nhiều người tin dùng nhất là của nhãn hiều Vinamilk ( 80.7 % tỷ lệ người được hỏi có sử dụng). Nhãn hiệu sữa bột Vinamilk và Cơ Gái Hà Lan được nhiều phụ nữ tin dùng cho trẻ.

Nhiều phụ nữ cho rằng sữa nội là những hãng sữa có 100 % yếu tố sản xuất của Việt Nam ( 78.2 % ). Quan điểm được nhiều người chọn thứ hai: sữa nội là những hãng sữa có mã vạch 89 ghi trên sản phẩm ( 36. 8 % ) , quan điểm được nhiều người chọn thứ ba: Sữa nội là những hãng sữa có 30 % yếu tố sản xuất của Việt Nam ( 21.1 % ).

Yếu tố trình độ học vấn và địa bàn cư trú có tác động đến quan điểm về sữa nội của phụ nữ. Nhóm có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ cho rằng “sữa nội là những hãng sữa có mã vạch 89 ghi trên sản phẩm” cao hơn so với nhóm học vấn có trình độ thấp hơn. Cùng ở phương án này, nhóm trình độ học vấn đại học, sau địa học có tỷ lệ chọn cao nhất: 58.8 %, tỷ lệ này giảm dần ở nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng là 37.8 %, và nhóm trình độ học vấn cấp hai, cấp 3 là 22.5 %. Hai phương án cịn lại: sữa nội là những hãng sữa có 100 % yếu tố sản xuất của Việt Nam; và sữa nội là những hãng sữa có 30 % yếu tố sản xuất của Việt Nam, nhóm trình độ học vấn cao nhất lại có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất ( 73.8 % ) so với hai nhóm trình độ học vấn cịn lại (78 % với nhóm học vấn trung cấp, cao đẳng và 80.8 % với nhóm cấp hai, cấp ba ).

Ở cả ba phương án quan điểm về sữa nội được nhiều người chọn, yếu tố địa bàn cư trú có ảnh hưởng đến quan điểm của phụ nữ về khía cạnh này. Phương án: sữa nội là những hãng sữa có 100 % yếu tố sản xuất của Việt Nam nhóm phụ nữ ở thị trấn có tỷ lệ lựa chọn cao hơn: 82.5 % so với 73.9 % phụ nữ ở xã. Phương án: sữa nội là những hãng sữa có mã vạch 89 ghi trên sản phẩm,tỷ lệ chọn của nhóm phụ nữ ở thị trấn cao hơn so với nhóm phụ nữ ở xã: 43.4 % so với 19.6 %. Tuy nhiên nhiên, sữa nội là những hãng sữa có 30 % yếu tố sản xuất của Việt Nam, nhóm phụ nữ ở thị trấn có tỷ lệ chọn thấp hơn so với nhóm phụ nữ ở xã: 19.6 % so với 30.3 %.

Phần lớn, quan điểm của phụ nữ về thương hiệu sữa uy tín là qua thực tiễn đã sử dụng cho bé và đánh giá sữa đó tốt hay khơng tốt, tức là thương hiệu uy tín được tạo nên từ chất lượng. Vì vậy khi hỏi quan niệm về hãng sữu uy tín, câu trả

lời do “chất lượng sữa tốt” và do “ đã sử dụng và thấy tốt” được nhiều người lựa chọn, tương ứng với tỷ lệ: 67.7 % và 57.5 %.

Ba tiêu chí quan trọng khi chọn mua sữa của các bà mẹ là: Chất lượng phải tốt ( 59.6 % ); Đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt ( 39.3 % ); Tiêu chí tiếp theo là phải phù hợp với cơ thể trẻ ( 29.1 %). Nếu chất lượng sữa tốt, nhưng do đặc điểm cơ thể của trẻ em khác nhau nên sẽ dùng “hợp” với các loại sữa khác nhau, vì vậy, bên cạnh chất lượng sữa tốt là phải chọn loại sữa phù hợp với cơ thể của trẻ. Đây cũng những tiêu chí xuyên suốt và nhất quán trong quan điểm của phụ nữ về thương hiệu uy tín, chất lượng sữa tốt và giá cả.

Các yếu tố tác động đến quan điểm về thương hiệu sữa uy tín thể hiện khơng rõ ràng và mối liên hệ khá mờ nhạt.

Quan điểm về chất lượng sữa tốt, hai phương án được phần lớn phụ nữ chọn là: Trẻ uống sữa thấy tăng cân đều, tiêu hóa tốt, khỏe mạnh ( 76.5 % ); Thành phần dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt ( 63.5 % ). Các yếu tố tác động đến quan điểm về chất lượng sữa tốt khá mờ nhạt. Tuy nhiên, khi đánh giá độ tin tưởng vào chất lượng sữa nội và so sánh chất lượng sữa nội so với sữa ngoại, yếu tố học vấn, nơi ở và thu nhập có tác động rõ ràng.

Những phụ nữ có trình độ càng cao càng tin tưởng vào chất lượng sữa nội hơn so với nhóm phụ nữ có học vấn thấp hơn. Trình độ học vấn đại học, sau đại học có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng của sữa nội là 86.3 %. Nhóm trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng sữa nội là 81.7 %. Nhóm trình độ học vấn cấp hai, cấp ba có tỷ lệ tin tưởng vào sữa nội là 71.4 %. Dù tỷ lệ tin tưởng có khác nhau ở các nhóm học vấn, nhưng nhìn chung đa số phụ nữ đều tin tưởng vào chất lượng sữa nội. Bên cạnh đó, nhóm phụ nữ sống tại thị trấn tin tưởng vào chất lượng sữa nội hơn so với nhóm phụ nữ sống ở nơng thơn ( 83.1 % ở thị trấn so với 71.3 % ở xã ).

Có một điều đặc biệt từ nghiên cứu, những phụ nữ có thu nhập càng cao tỏ ra khá tin tưởng vào chất lượng sữa nội. Nhóm thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu

đồng / tháng có tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng sữa nội cao nhất: 91.1 %, trong khi nhóm khơng có thu nhập chỉ có tỷ lệ 70.9 % tin vào chất lượng sữa nội. Các nhóm thu nhập cịn lại, nhóm 2.1 triệu đến 3 triệu đồng / tháng có tỷ lệ là 82 %, nhóm có thu nhập từ 470 nghìn đến 2 triệu đồng / tháng có tỷ lệ là 74 %. Những phụ nữ có thu nhập thấp có xu hướng đồng ý rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội và ngược lại, nhóm có thu nhập cao hơn lại có tỷ lệ đồng ý với ý kiến này thấp hơn. Nhóm thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu đồng / tháng có tỷ lệ đồng ý sữa ngoại tốt hơn sữa nội: 20 %, trong khi nhóm khơng có thu nhập có tỷ lệ đồng ý sữa ngoại tốt hơn sữa nội: 35.5 %. Điều đó kéo theo hệ quả là những nhóm phụ nữ có thu nhập cao hơn có tỷ lệ đồng ý rằng “Sữa nội và sữa ngoại có chất lượng ngang nhau”. Nhóm thu nhập từ 3.2 triệu đến 5 triệu đồng / tháng có tỷ lệ đồng ý sữa ngoại và sữa nội có chất lượng như nhau: 53 %, trong khi nhóm khơng có thu nhập, tỷ lệ đồng ý với phương án này thấp hơn nhiều: 29 %. Như vậy những phụ nữ có thu nhập cao có tương đối ủng hộ sữa nội.

Sự chủ động tìm hiểu các thơng tin về sữa có ảnh hưởng tới quan điểm về chất lượng sữa nội so với sữa ngoại. Những phụ nữ chủ động tìm hiểu các thơng tin về sữa ủng hộ và tin tưởng chất lượng sữa nội hơn so với nhóm khơng chủ động tìm hiểu thơng tin về sữa. Những phụ nữ chủ động tìm hiểu thơng tin về sữa cho rằng sữa ngoại tốt hơn sữa nội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nhóm khơng chủ động tìm hiểu thơng tin về sữa: 27 % so với 31 %. Phương án sữa nội và sữa ngoại có chất lượng như nhau, nhóm phụ nữ chủ động tìm hiểu thơng tin về sữa có tỷ lệ lựa chọn cao hơn nhóm khơng chủ động: 28.3 % so với 21.8 %.

Đa số phụ nữ cho rằng, giá sữa hiện nay không phù hợp ( 51.6 % ), và giá cả tác động một phần đến việc lựa chọn mua sữa và các sản phẩm từ sữa ( 57.5 %). Mức giá được cho là phù hợp với sữa bột nội cũng là mức giá thấp nhất mà nghiên cứu đưa ra: từ 80 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng / hộp 400 gam, chiếm tỷ lệ 73 % trong 4 mức giá mà nghiên cứu đưa ra.

Yếu tố thu nhập cá nhân và thu nhập của cả gia đình có ảnh hưởng nhiều đến quan điểm,thái độ về giá sữa hiện nay. Nhóm phụ nữ có thu nhập cao từ 3.2

triệu đến 5 triệu /tháng cho rằng giá sữa hiện nay rất tác động đến việc chọn mua sữa và các sản phẩm từ sữa ( 60 % ), trong khi cùng mức độ này nhóm khơng có thu nhập chọn với tỷ lệ thấp nhất ( 16.1 % ). Tuy nhiên, có thu nhập cao từ 3.2 triệu đến 5 triệu /tháng lại có tỷ lệ chọn mức giá phù hợp với sữa bột nội, từ 160 đến 200 nghìn đồng / hộp 400 gam với tỷ lệ cao nhất ( 27 %) và nhóm khơng có thu nhập chọnm ức giá này với tỷ lệ thấp nhất. Bên cạnh đó, nhóm khơng có thu nhập cũng là nhóm có lựa chọn mức giá phù hợp sữa bột nội hiện nay từ 80 đến 150 nghìn đồng / hộp 400 gam có tỷ lệ cao nhất ( 77.4 %)

Thu nhập gia đình có tác động rõ rệt đến quan điểm về mức giá sữa nội phù hợp. Ở mức giá từ 80 đến 150 nghìn đồng / hộp sữa 400 gam, nhóm phụ nữ ở gia đình có thu nhập thấp nhất có tỷ lệ lựa chọn cao nhất: 90 %. Tỷ lệ này giảm dần theo các nhóm gia đình có thu nhập tăng dần. Ngược lại, với mức giá từ 160 đến 200 nghìn đồng / hộp 400 gam, nhóm phụ nữ ở gia đình có thu nhập thấp nhất có tỷ lệ chọn cũng thấp nhất: 9.1 %. Tỷ lệ này tăng dần theo các nhóm gia đình có thu nhập tăng dần. Như vậy yếu tố thu nhập có ảnh hưởng rõ ràng đến lựa chọn đánh giá sự phù hợp và mức độ tác động của giá cả. Bên cạnh đó, thu nhập ảnh hưởng tới quan điểm về giá sữa bột nội hiện nay bởi thu nhập quyết định khả năng mua sữa của phụ nữ. Yếu tố sở hữu nhà ở và loại nhà ở, sở hữu tài sản tác động một phần nhỏ đến quan điểm, thái độ của phụ nữ về giá sữa hiện nay.

Quan điểm của nhiều phụ nữ cho rằng sữa nội hiện nay khá đa dạng và phong phú về chủng loại ( 57.5 % ). Sự đa dạng về chủng loại của các hãng sữa có ảnh hưởng đến việc mua sữa của hãng đó ( 63.5 % ), vì tâm lý của nhiều phụ nữ đã dùng sữa nào thấy tốt cho con họ, họ sẽ muốn tiếp tục sử dụng sữa đó. Khơng có mối liên hệ rõ ràng nào giữa các yếu tố ảnh hưởng tới quan điểm, thái độ của phụ nữ về đa dạng chủng loại của các hãng sữa.

Hầu như tất cả người trả lời khẳng định rằng hình thức tiếp thị và khuyến mại chỉ ảnh hưởng một phần ( 42.8 % ), thậm chí khơng ảnh hưởng (40.7 %) tới hành vi mua hãng sữa đó của phụ nữ. Hình thức tiếp thị được nhiều người chọn nhất là quảng cáo trên truyền hình ( 89.1 % ), hình thức khuyến mại nâng cao chất

lượng, giá thành không đổi ( 57 % ) và mua các sản phẩm sữa và có khả năng trúng thưởng ( 46.7 % ).

Yếu tố nơi ở có tác động tới quan điểm, thái độ của phụ nữ về hình thức tiếp thị. Phần lớn phụ nữ ở cả hai địa bàn nghiên cứu đều cho rằng quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng cũng là một hình thức tiếp thị và hình thức này được nhiều người lựa chọn nhất với tỷ lệ khá cao: 90.1 % ở xã và 88.7 % ở thị trấn. Các lựa chọn còn lại, phụ nữ ở khu vực thị trấn có tỷ lệ chọn cao hơn so với ở xã. Hình thức tiếp thị đại lý, chợ, cửa hàng ở thị trấn cao hơn ở xã: 49.7 % so với 30.3 %. Hình thức tiếp thị đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh biện được phụ nữ ở thị trấn chọn cao hơn gấp hơn 5 lần so với nhóm phụ nữ ở xã: 37.8 % so với 7 %.

Một phần của tài liệu Quan điểm, thái độ của phụ nữ về sữa và các sản phẩm từ sữa nội dành cho trẻ em (Trang 91 - 97)