2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy quản lý nhà nước và đảm bảo sự công bằng, tiến bộ xã hộ
mới tư duy quản lý nhà nước và đảm bảo sự công bằng, tiến bộ xã hội
Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam đã được nghiên cứu ở nhiều cơng trình khoa học [4], tác giả luận án tập trung phân tích những đặc thù của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến mua bán doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hồn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Ở mức độ khái quát nhất, có thể nhận thấy nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường có bản chất khác với cơ chế quản lý trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ là nền kinh tế chỉ huy, quy luật giá trị hầu như chưa được tính đầy đủ, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu; do vậy Nhà nước can thiệp bằng cách thức tạo hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, xây dựng nền kinh tế thị trường tất yếu phải xóa bỏ những tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung để thị trường hoạt động theo đúng quy luật. Tuy nhiên, những dấu ấn của cơ chế kế hoạch tập trung vẫn tồn tại ngay trong lòng nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng đến hoạt động mua bán doanh nghiệp. Chẳng hạn, thái độ của cơ quan công quyền khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động mua bán doanh nghiệp vẫn mang nặng tư duy nhà đầu tư “xin” và cơ quan cơng quyền có quyền “cho” hoặc “khơng cho” nhà đầu tư thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp; các cơ quan cơng quyền “khó” từ bỏ lợi ích được hưởng trong việc quản lý hoạt động mua bán doanh nghiệp và dẫn đến sự chồng chéo về
quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp; các quy định của pháp luật hiện hành chưa dự liệu, phản ánh được các quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thực tiễn; …
Đặc điểm này đặt ra yêu cầu khi đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải được xây dựng trên quan điểm là hình thành một tư duy pháp lý mới làm cơ sở lý luận cho q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Phải nhận thức mua bán doanh nghiệp có những tác động khác nhau đến nền kinh tế- xã hội. Một mặt, mua bán doanh nghiệp là cơng cụ tài chính chiến lược để các doanh nghiệp tăng trưởng, tiết kiệm chi phí và tạo ra giá trị cộng hưởng đồng thời đạt được lợi thế cạnh tranh quan trọng, bền vững trên thị trường. Mặt khác, mua bán doanh nghiệp là “cửa ngõ” dẫn đến hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải được xây dựng trên tư duy pháp lý:
Một là, pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải bảo đảm để thị trường hoạt
động theo các nguyên tắc, các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Sự hoàn thiện của cơ chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường mua bán doanh nghiệp hay nói cách khác mua bán doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, phản ánh quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh trong kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai con đường “phát triển hay là chết”. Quy luật đó đã thúc ép các doanh nghiệp phải cạnh tranh để giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh và mua bán doanh nghiệp là một trong những con đường ngắn nhất đưa doanh nghiệp nhanh chóng phát triển lợi thế cạnh tranh, mở rộng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, tập trung vốn để tăng cường sức cạnh tranh trên thương trường. Quy luật cung cầu tác động khách quan và rất quan trọng đến thị trường. Nếu nhận thức được quy luật này, chúng ta sẽ tác động có hiệu quả đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động mua bán doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung cầu thơng qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, tín dụng, lợi nhuận, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để thúc đẩy hoạt động mua bán doanh nghiệp phát triển.
Đổi mới tư duy khi ghi nhận mua bán doanh nghiệp là QUYỀN tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, tư duy pháp lý mới này phải thay thế căn bản và triệt để tư duy pháp lý điều chỉnh mang nặng tính mệnh lệnh hành chính theo cách “nhà đầu tư xin, Nhà nước cho” khi nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến mua bán doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo Nhà nước không can thiệp vào việc giao kết các hợp đồng mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư. Đặc biệt, từ sự đổi mới tư duy tôn trọng quy luật vận động của kinh tế thị trường sẽ dẫn đến hệ quả hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải hướng đến mục đích là giải quyết, phân định được nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện sứ mệnh quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp.
Hai là, Nhà nước chỉ kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp khi hoạt động đó có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường bằng nhiều công cụ khác nhau. Một trong những cơng cụ để Nhà nước kiểm sốt mua bán doanh nghiệp có hiệu quả là ban hành pháp luật cạnh tranh và pháp luật chứng khoán. Các quy phạm pháp luật cạnh tranh và pháp luật chứng khoán được thiết kế phải phản ánh đúng thực tiễn mua bán doanh nghiệp, Nhà nước hạn chế sự bảo hộ và độc quyền đối với các doanh nghiệp Nhà nước (ngoại trừ một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh liên quan đến an ninh kinh tế và phúc lợi xã hội).
Tuy nhiên, thay đổi tư duy trong cách thức quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật là một thách thức lớn đối với các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư nói riêng và cả xã hội Việt Nam nói chung. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, “cần phải có một q trình với những bước đi thích hợp, một mặt phải đổi mới cả hệ tư duy và phong cách quản lý theo phương pháp mệnh lệnh hành chính trước đây; mặt khác phải tạo lập những định chế, thiết chế cần thiết có sự vận hành đồng bộ của nền kinh tế thị trường” [32, tr.151]. Khi chúng ta thay đổi được tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật, chúng ta sẽ thu được kết quả là nền kinh tế thị trường Việt Nam đã vận hành theo đúng quy luật, tạo sự cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo sự cơng bằng trên thị trường nói chung và thị trường mua bán doanh nghiệp nói riêng cho các nhà đầu tư kinh doanh.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải hướng tới
Các văn kiện Đại hội Đảng và Hiến pháp của Việt Nam đều khẳng định Nhà nước nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nét đặc thù của nền kinh tế thị trường Việt Nam so với các nước hoạt động theo nền kinh tế thị trường. Cụ thể, Hiến pháp (1992) và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 15 Hiến pháp 1992, điểm 6 Điều 1 Nghị quyết số 51/2001/QH10). Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách [35].
Với đặc điểm này, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phải gắn liền, thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, khi đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải bảo đảm giải quyết được nhiệm vụ: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp (theo nghĩa rộng) phải thể hiện những giá trị tiến bộ, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Mặt trái của mua bán doanh nghiệp là có thể gây biến đổi bất lợi đối với cấu trúc cạnh tranh của thị trường khi các doanh nghiệp kết hợp với nhau thông qua mua bán doanh nghiệp để hình thành doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và có thể lạm dụng vị trí đó để hạn chế cạnh tranh. Mua bán doanh nghiệp cịn có thể dẫn đến việc người lao động bị sa thải, thất nghiệp; mua bán doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên sở hữu ít vốn trong doanh nghiệp… Bản chất của doanh nghiệp là luôn luôn hướng tới lợi nhuận bằng mọi cách, doanh nghiệp được khuyến khích tăng trưởng thông qua mua bán doanh nghiệp nhưng khi mua bán doanh nghiệp đe dọa
nguyên tắc cạnh tranh của thị trường hoặc ảnh hưởng đến nền kinh tế thì Nhà nước cần phải điều tiết và cân bằng nền kinh tế thơng qua các chính sách kinh tế, các thể chế, các chính sách pháp luật khác nhau. Ví dụ như Mỹ, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, rất nhiều vụ mua lại doanh nghiệp có sự tham gia của một bên là cơ quan Chính phủ. Với sự nỗ lực của mình, Chính phủ đã đưa ra các gói cứu trợ để tránh sự sụp đổ của nền kinh tế. Nhiều trường hợp Chính phủ trực tiếp nhận phần lớn sở hữu tại các cơng ty này, hay nói đúng hơn đó là một hình thức quốc hữu hóa tạm thời nhằm bảo lãnh nợ và cơ cấu lại tổ chức của các công ty này [31, tr.66].
Với đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không chỉ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thị trường đúng quy luật mà còn phải thực hiện mục tiêu đảm bảo các vấn đề xã hội, do đó, các quy định pháp luật mua bán doanh nghiệp (theo nghĩa rộng) phải cụ thể hóa mục tiêu trên. Ví dụ: các quy định của pháp luật lao động phải ghi nhận mục đích bảo vệ người lao động như hạn chế tối đa việc sa thải người lao động trong trường hợp mua bán doanh nghiệp, giải quyết các chế độ chính sách thỏa đáng cho người lao động trong các thương vụ mua bán doanh nghiệp; quy định của pháp luật phải phòng ngừa, ngăn chặn các thủ đoạn trong hoạt động mua bán doanh nghiệp khơng có lợi cho xã hội….
Tóm lại: Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh
nghiệp ở Việt Nam là phải hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển của thị trường mua bán doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường đồng thời Nhà nước phải bảo vệ cạnh tranh trên thị trường và những lợi ích chung khác của cộng đồng xã hội.