2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
1.2.2.1. Quy định về các hình thức mua bán doanh nghiệp
Trên thực tế, mua bán doanh nghiệp xuất hiện với các hình thức khác nhau nhưng đều phản ánh bản chất mua bán doanh nghiệp, được định dạng bởi một số đặc điểm pháp lý về mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, pháp luật mua bán doanh nghiệp phải quy định về các hình thức mua bán doanh nghiệp.
Các quy định này đặt ra những giới hạn và chỉ ra các biến thể của mua bán doanh nghiệp. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp chỉ ra các căn cứ, tiêu chí phân loại mua bán doanh nghiệp thành các hình thức mua bán doanh nghiệp khác nhau và từ đó có các cách thức điều chỉnh pháp luật khác nhau. Hình thức mua bán doanh nghiệp có thể được tiếp cận từ góc độ pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp.
* Theo cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh nhằm kiểm soát các thương vụ
mua lại doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế để bảo vệ cạnh tranh trên thị trường thì mua bán/mua lại doanh nghiệp được thể hiện theo các hình thức mua lại doanh nghiệp theo chiều ngang, mua lại doanh nghiệp theo chiều dọc và mua lại doanh nghiệp hỗn hợp.
Mua lại doanh nghiệp theo chiều ngang thường diễn ra giữa hai doanh nghiệp cùng nằm trong một cấp độ trong chuỗi sản xuất. Mua lại theo chiều ngang nhằm mục tiêu: thực hiện hiệu quả theo quy mô, thực hiện mục tiêu chiến lược thị trường như khống chế thị trường hoặc tạo ra rào cản thị trường. Mua lại doanh nghiệp theo chiều ngang thường sẽ làm giảm đối thủ cạnh tranh độc lập trên thị trường và có thể làm tăng lên một cách đáng kể các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh.
Mua lại doanh nghiệp theo chiều dọc diễn ra giữa những doanh nghiệp nằm ở những cấp độ khác nhau của chuỗi sản xuất. Mục tiêu của mua bán doanh nghiệp theo chiều dọc thường nhằm chi phối giao dịch hoặc thực hiện những mục tiêu chiến lược thị trường đảm bảo nguồn cung ứng hoặc tiêu thị, ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc dựng rào cản gia nhập thị trường.
Mua lại doanh nghiệp hỗn hợp là việc mua lại những doanh nghiệp không sản xuất những sản phẩm cạnh tranh với nhau và cũng khơng có những mối quan hệ mua bán thực sự hoặc tiềm năng. Lợi thế quy mô của mua lại hỗn hợp thường xuất hiện ở lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, tổ chức và quản lý. Mục tiêu của mua lại hỗn hợp thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của những doanh nghiệp này.
* Theo cách tiếp cận của pháp luật doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp thể
hiện quyền tự do trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Do tiêu chí nhận dạng mua bán doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nên các hình thức mua bán doanh nghiệp cũng được nhìn nhận khác nhau.
Chẳng hạn, Cộng hòa Liên bang Nga quy định mua bán doanh nghiệp là mua bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp [47]; Cộng hòa Liên bang Đức thừa nhận mua bán doanh nghiệp thơng qua các hình thức mua bán tài sản của doanh nghiệp; mua cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối của doanh nghiệp; mua nợ của doanh nghiệp và chuyển nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp đó [1, tr.64-66] hoặc Singapore quy định mua lại doanh nghiệp là khi một công ty hoặc một cá nhân giành quyền chi phối phiếu bầu trong một công ty khác [19]. Tựu chung lại, trong thực tế, mua bán doanh nghiệp bao gồm mua bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc mua một phần doanh nghiệp thể hiện theo các hình thức mua bán doanh nghiệp cụ thể như sau:
(i) Nhà đầu tư mua toàn bộ doanh nghiệp bao gồm mua toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và từ đó, nhà đầu tư có quyền quyết định điều hành hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp do họ đã mua.
(ii) Nhà đầu tư mua lại một phần doanh nghiệp. Ví dụ: hãng máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân của Tập đồn IBM hoặc thương vụ công ty xi măng Holcim đã mua lại nhà máy xi măng Cotec của Tập đoàn Cotec [7, tr.9].
(iii) Nhà đầu tư tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu ra cơng chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần doanh nghiệp và đủ để tham gia quyền sở hữu và quản trị doanh nghiệp bị mua (gọi là doanh nghiệp hoặc công ty mục tiêu). Rất nhiều tỷ phú Nga đã thành công từ việc mua bán doanh nghiệp qua hình thức này khi Nga tư hữu hố doanh nghiệp nhà nước vào đầu thập niên 90 [7, tr.7].
(iv) Nhà đầu tư mua cổ phiếu, phần vốn góp để giành quyền sở hữu và chi phối doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể mua một lần hoặc mua gom cổ phiếu, phần vốn góp chi phối để thực hiện được quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Vụ Malcolm Glazer mua đội bóng Manschester Untied (MU), một trong những đội bóng thành cơng nhất của châu Âu và là một công ty nhượng quyền thể thao nổi tiếng thế giới là một ví dụ của thương vụ mua doanh nghiệp thơng qua hình thức mua gom cổ phiếu:
Tháng 3/2003, Malcolm Glazer bắt tay vào mua cổ phiếu của MU. Cuối năm 2003, ông sở hữu 14% cổ phần của đội bóng, dần dần Glazer tìm cách sở hữu trên 75% cổ phần của MU, điều này cho phép ông tiến hành thủ tục chuyển MU thành một công ty tư nhân. Sau đó, ơng tiếp tục nắm giữ 98% cổ phần của công ty và cuối tháng 6/2005, ơng nắm tồn quyền kiểm sốt đội bóng [6, tr.234].
(v) Các nhà đầu tư mua nợ của doanh nghiệp mục tiêu. Khi một doanh nghiệp mục tiêu gặp khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, không thể trả được nợ thì doanh nghiệp mắc nợ, các chủ nợ có thể thỏa thuận với một số nhà đầu tư để những người này mua nợ của doanh nghiệp mục tiêu. Sau đó, bên mua nợ sẽ chuyển khoản nợ thành vốn chủ sở hữu.
Dựa vào những căn cứ phân loại này, pháp luật về mua bán doanh nghiệp có những quy định cụ thể điều chỉnh về mua bán doanh nghiệp. Ngay cả trường hợp pháp luật khơng ghi nhận chính thức nhưng căn cứ vào các tiêu chí mua bán doanh nghiệp, các quốc gia vẫn thừa nhận quan hệ đó là mua bán doanh nghiệp. Ví dụ, một số nước châu Âu lục địa chỉ xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản về mua bán doanh nghiệp, ở một mức độ nào đó cơ quan có thẩm quyền xác định thương vụ mua bán doanh nghiệp qua hệ thống án lệ.
Cùng với quan niệm về mua bán doanh nghiệp, quy định pháp luật về hình thức mua bán doanh nghiệp giúp định dạng rõ hơn về hoạt động mua bán doanh nghiệp với các biến thể của hoạt động này trong thực tiễn. Từ tiền đề nhận biết rõ về các hình thức mua bán doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cơ quan chức năng sẽ thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp hiệu quả hơn.