Hoàn thiện các quy định mua bán doanh nghiệp và thủ tục mua bán doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài và mua bán doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 150 - 151)

2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp

3.2.2.4. Hoàn thiện các quy định mua bán doanh nghiệp và thủ tục mua bán doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài và mua bán doanh nghiệp trong

doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài và mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

Vì chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nên việc xác định điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh khi các chủ thể này tiến hành đầu tư ở Việt Nam khơng nhất qn, ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Để giải quyết một tình huống, vụ việc cụ thể nhưng có nhiều văn bản quy định khác nhau về hướng giải quyết vụ việc đó, tình trạng đó dẫn đến cơ quan cấp dưới hỏi ý kiến cơ quan cấp trên, nhà đầu tư phải đợi chờ dẫn đến “nản lịng”. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Cơng thương ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thủ tục đầu tư khác với quy định của Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp. Quy định về thủ tục đầu tư lẫn lộn, lấn sân cơ quan đăng ký kinh doanh được phân tích tại chương hai luận án đã dẫn đến hệ quả nhà đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc về thủ tục hành chính có thể khơng thực hiện được dự định mua doanh nghiệp.

Vì vậy, xây dựng khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết và bao gồm những nội dung sau:

(i) Ban hành các quy định pháp luật thống nhất cách hiểu về nhà đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định rõ tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản này phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, có giá trị pháp lý cao, có hiệu lực trên phạm vi rộng để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư đồng thời là cơ sở pháp lý chắc chắn, rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về mua bán doanh nghiệp áp dụng pháp luật.

(ii) Thống nhất quy định pháp luật về các thủ tục mua bán doanh nghiệp khi bên mua là nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, phải phân tách giữa thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhằm khai sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Giấy chứng nhận đầu tư là một loại giấy phép của Nhà nước cấp cho nhà đầu tư để thực

hiện dự án đầu tư cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp. Qua việc sửa đổi như vậy sẽ giúp việc quản lý doanh nghiệp được thành lập, thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp được tập trung về một đầu mối là cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, tránh sự chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh như quy định hiện nay. Hiện nay, có ý kiến đề xuất bãi bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trao thẩm quyền duy nhất cho cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục xác nhận thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp cho các bên mua, bên bán doanh nghiệp [7]. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ quan đầu mối để quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh cần phải nghiên cứu, tính tốn để giải được bài tốn quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam qua kênh mua bán doanh nghiệp đồng thời khơng có sự phân biệt, rườm rà về thủ tục hành chính khi đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp từ các thương vụ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi.

(iii) Bổ sung, minh bạch hóa các vấn đề pháp lý liên quan về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi mà pháp luật hiện hành Việt Nam đang tồn tại những bất cập nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngồi. Ví dụ: trong lĩnh vực phân phối, nhà đầu tư nước ngồi có quyền mua lại doanh nghiệp phân phối của doanh nghiệp Việt Nam có hơn một cơ sở phân phối.

(iv) Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 04 năm 2010 Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, với tính chất là một Thơng tư, văn bản này có thể dễ dàng bị thay đổi, gây khó khăn trong q trình thực thi pháp luật. Vì vậy, cần thiết phải ban hành, hồn thiện các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, ổn định điều chỉnh về mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng… Qua đó, đáp ứng u cầu vừa đảm bảo an ninh kinh tế, vừa phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh đồng thời phải phải tuân thủ luật chơi của thị trường mua bán doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)