2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
2.3. Hướng nghiên cứu của luận án đối với mua bán doanh nghiệp
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng khoa học và một số vấn đề lý thuyết từ các cơng trình khoa học, luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề về mua bán doanh nghiệp chưa được các học giả tiếp cận hoặc đã được tiếp cận nhưng ở mức độ chưa sâu trong các cơng trình nghiên cứu, bao gồm:
Thứ nhất, luận án sẽ là cơng trình nghiên cứu chun sâu về mua bán doanh
nghiệp dưới góc độ pháp lý.
Tất cả các cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngồi nước đã cung cấp cái nhìn tổng quát về những bước quan trọng của thương vụ M&A. Các cơng trình đó khơng chỉ giúp độc giả nhìn tồn cảnh về sự vận hành của quy trình mà cịn có những bài học quan trọng để tiếp cận và quản lý các giao dịch M&A hữu hiệu và
hiệu quả. Ví dụ: để thực hiện một thương vụ mua bán doanh nghiệp, các bên mua bán doanh nghiệp phải có một giai đoạn thỏa thuận sơ bộ (thỏa thuận trước hợp đồng) gồm thỏa thuận bảo mật và thỏa thuận nguyên tắc. Bên mua doanh nghiệp phải tiến hành thẩm định pháp lý chủ yếu nhằm giải quyết ba vấn đề: tính khả thi về mặt pháp lý của thương vụ mua bán doanh nghiệp; các hạn chế, rủi ro hoặc các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp- đối tượng mua bán trong thương vụ mua bán doanh nghiệp; khuyến nghị về thủ tục pháp lý để thực hiện thành công thương vụ mua bán doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nội dung các cơng trình đó chủ yếu tập trung phân tích M&A dưới góc độ kinh tế- tài chính, vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơng trình khoa học pháp lý riêng nghiên cứu một trong hai hoạt động M&A là hoạt động mua bán doanh nghiệp. Những thành tựu khoa học trong các cơng trình nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp sẽ được tác giả luận án kế thừa đồng thời phát triển nghiên cứu sâu hơn mua bán doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài của luận án Luật học.
Để phù hợp với tên đề tài luận án, tác giả luận án chủ yếu sử dụng thuật ngữ mua bán doanh nghiệp để phân tích các hoạt động chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền quản trị doanh nghiệp mục tiêu từ chủ sở hữu doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp. Một số phân tích khác của luận án sử dụng thuật ngữ mua lại doanh nghiệp để phù hợp với việc dẫn chiếu quy định mua lại doanh nghiệp theo pháp luật cạnh tranh.
Tên gọi doanh nghiệp mục tiêu không phản ánh việc bên mua mua doanh nghiệp vì lý do thù địch, tên gọi doanh nghiệp mục tiêu chỉ là một quy ước gọi tên doanh nghiệp là đối tượng của thương vụ mua bán, đó là doanh nghiệp mà bên mua có nhu cầu mua và bên bán có nhu cầu bán.
Thứ hai, luận án sẽ làm rõ hơn đặc điểm của mua bán doanh nghiệp dưới góc
độ pháp lý. Luận án sẽ phân tích để nhận diện quan hệ mua bán doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá các nội dung nghiên cứu về M&A kết hợp với việc phân tích quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp, quy định về M&A của một số nước. Đồng thời, áp dụng thực trạng pháp luật và thực tiễn mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam để có cái nhìn tồn diện về bản chất pháp lý của mua bán doanh nghiệp. Đây là nội
dung tiếp cận mua bán doanh nghiệp của luận án chuyên sâu hơn so với nghiên cứu về đặc điểm mua bán doanh nghiệp của một số cơng trình khoa học khác.
Tác giả luận án có hướng tiếp cận khác khi phân tích đặc điểm về chủ thể và đối tượng mua bán doanh nghiệp so với hai tác giả cuốn sách: M&A- Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam- Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán. Tại trang
51 cuốn sách trên, các tác giả đã bình luận: “Nội dung Luật Cạnh tranh (2004) đã thể hiện khá rõ việc sáp nhập, mua lại là một hoạt động đầu tư, kinh doanh đặc thù vì đối tượng ở đây không phải là sản phẩm, dịch vụ mà là các công ty. Như vậy, giữa chủ thể và đối tượng khơng có gì khác nhau về loại hình, đặc điểm và cấu trúc quản lý”. Tác giả luận án phân tích đặc điểm pháp lý về mua bán doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp là đối tượng của thương vụ mua bán doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp là chủ thể có quyền bán doanh nghiệp.
Thứ ba, chủ yếu các cơng trình nghiên cứu khoa học đánh giá mua bán doanh
nghiệp dưới góc độ pháp luật cạnh tranh hoặc đánh giá quy định về chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần một cách độc lập. Luận án sẽ đánh giá pháp luật về mua bán doanh nghiệp tổng hợp theo hai góc nhìn: (i) mua bán doanh nghiệp là quyền tự do kinh doanh, theo đó luận án chỉ rõ khung khổ pháp lý để thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp; (ii) mua bán doanh nghiệp dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, theo đó, xác định tiêu chí và cách thức kiểm soát mua bán doanh nghiệp.
Thứ tư, luận án tiếp tục kế thừa hướng nghiên cứu về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp ở một số cơng trình khoa học nhưng luận án sẽ nghiên cứu sâu hơn về những vướng mắc, những khoảng trống pháp lý về hợp đồng mua bán doanh nghiệp để phác thảo những nội dung cần lưu ý cho các bên mua bán doanh nghiệp trong việc thỏa thuận quyền, nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt, luận án sẽ bổ sung thêm hướng nghiên cứu mới khi phân tích về thời điểm hồn thành thương vụ mua bán doanh nghiệp.
Thứ năm, trong một số cơng trình nghiên cứu, các tác giả chủ yếu giới thiệu
thơng tin mà chưa tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn. Trên nguồn tài liệu thực tế từ các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về mua bán doanh nghiệp, bên cạnh các giải pháp mang tính hoạch định lâu dài, luận án đã đưa ra các giải pháp mang tính cụ thể, kịp thời nhằm thực thi hiệu quả hơn quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
Chương 1