Tác động của mua bán doanh nghiệp đối với bên bán, bên mua doanh nghiệp và nền kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 53)

2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp

1.1.3. Tác động của mua bán doanh nghiệp đối với bên bán, bên mua doanh nghiệp và nền kinh tế xã hộ

doanh nghiệp và nền kinh tế- xã hội

Một là, đối với các bên mua và bên bán doanh nghiệp, xét ở khía cạnh kinh tế,

mua bán doanh nghiệp tác động tích cực đến việc gia tăng lợi ích kinh tế thu được từ việc thực hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp.

Đặc điểm này cũng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng “là phải tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ khơng đạt được” [7, tr.5] vì ở góc độ kinh tế, động cơ của việc mua lại doanh nghiệp là để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đó là hiệu quả về kinh tế: quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên nhưng chi phí cố định giữ nguyên hoặc làm gia tăng hiệu quả sản xuất. Nói cách khác động cơ của mua bán doanh nghiệp là để tăng giá trị của doanh nghiệp lớn hơn so với giá trị các doanh nghiệp trước khi tham gia thương vụ mua bán doanh nghiệp. Đây cũng là sự cộng hưởng lực của các doanh nghiệp, các thành viên của các doanh nghiệp tham gia thương vụ mua bán doanh nghiệp. Cụ thể, các lợi ích kinh tế mà các bên mua bán doanh nghiệp hướng đến là:

(i) Mua bán doanh nghiệp giúp bên mua doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian gia nhập thị trường, tận dụng cơ hội chiếm hữu tri thức và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu.

Mua bán doanh nghiệp sẽ giúp cho bên mua tiết kiệm thời gian, tránh được các rào cản về thủ tục hành chính để gia nhập thị trường. Thay vì việc gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, mất thời gian xây dựng nhân sự, triển khai mạng phân phối… bên mua có thể mua lại doanh nghiệp để tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp mục tiêu, giảm được các rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở khách hàng ban đầu. Việc tận dụng các “nhân tài công nghệ” đặc biệt ứng dụng đối với các ngành công nghệ cao là “tài sản trí tuệ” đóng vai trị then chốt trong việc nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm mới. Trường hợp Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young là những ví dụ minh chứng cho nhận định trên:

Thị trường thế giới đã biết đến IBM nên nếu mua lại, Lenovo sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian để thị trường quốc tế biết tới mình. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young nhằm giảm bớt một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực săn đầu người [7, tr.12- 13].

Đặc biệt, đối với những thị trường có sự điều tiết mạnh của Chính phủ như các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, việc gia nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngồi gặp một số rào cản lớn thì các nhà đầu tư nước ngồi sẽ tận dụng thực hiện các thương vụ mua lại doanh nghiệp đã được thành lập để gia nhập thị trường thay vì việc thành lập mới doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp vừa là đầu tư tài chính, vừa đầu tư cơng nghệ, nhân sự. Tuy nhiên, mua bán doanh nghiệp khác với việc huy động vốn, đầu tư tài chính thơng thường vì mua bán doanh nghiệp khơng chỉ đơn thuần gọi vốn mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược; bên mua khơng chỉ góp thêm vốn mà cịn tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp được mua bằng năng lực quản lý, các bí quyết cơng nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của bên bán.

(ii) Thông qua mua bán doanh nghiệp, bên mua doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu trên thị trường

Khi bên mua muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu thì việc mua lại các doanh nghiệp đã có thị trường, uy tín

trên thị trường và mạng lưới phân phối rộng lớn là một giải pháp thơng minh. Unilever là ví dụ điển hình về sở dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu:

Unilever sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như Flora, Doriana, Rama, Wall, Amora, Knorr, Lipton và Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond`s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng)… Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để ở hữu nhiều thương hiệu như thế. Năm 1972, tập đoàn mua lại chuỗi nhà hàng A&W ở Canada…Năm 1987, Unilever tăng cường sức mạnh trong thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough- Ponds…Năm 1996, Unilever mua công ty Helene Curtis Industries để tăng cường sự hiện diện trong thị trường dầu gội đầu và sản phẩm khử mùi cơ thể ở Mỹ… Năm 2000, Unilever thâu tóm cơng ty Best Foods của Mỹ để bắt đầu nhảy vào lĩnh vực thực phẩm và đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ….[7, tr13-14]. (iii) Đối với doanh nghiệp đang thua lỗ, gặp khó khăn trong kinh doanh muốn thu hẹp phạm vi hoạt động kinh doanh trước áp lực cạnh tranh của thị trường để chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác thì việc bán doanh nghiệp là một giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể.

Do sức ép của cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc do thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng, các doanh nghiệp được rao bán thường đang gặp khó khăn trong kinh doanh, khơng có thị trường hoặc không cạnh tranh nổi với những đối thủ khác, nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh, phá sản là điều khơng thể tránh khỏi. Thậm chí, trong thực tế có những doanh nghiệp bị coi là "doanh nghiệp chết" nhưng vẫn được doanh nghiệp khác mua lại vì bên bán muốn bán doanh nghiệp để tránh được những quy định khơng có lợi mà Luật phá sản dành cho họ, mặt khác lại được bên mua trả hộ các khoản nợ. Có thể kể đến vụ công ty Cổ phần doanh nghiệp trẻ Đồng Nai (DONACORP) đã gây sốc cho thị trường mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam khi mua lại Cơng ty nước ngồi Cheerfield Rama, được xem là công ty phá sản với giá 1 USD. Đây

được xem là giá trị hình thức để mua lại cơng ty phá sản, bởi lẽ việc mua bán có thực hiện hay khơng thì cơng ty này cũng sẽ chết do những khoản nợ lớn (nợ 34 tỷ đồng và mất khả năng thanh tốn) [28]. Như vậy, thơng qua việc bán doanh nghiệp, bên bán sẽ thu về một khoản tiền để tái cơ cấu tổ chức, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực, ngành nghề chủ đạo, có khả năng thu lợi nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp hoặc sau khi bán doanh nghiệp, bên bán sẽ thành lập, thực hiện những dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Một số trường hợp mua bán doanh nghiệp mà bên mua nhận trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ cho doanh nghiệp mục tiêu thì bán doanh nghiệp chính là “giải pháp cứu cánh, hữu hiệu” cho chủ sở hữu doanh nghiệp trước sức ép đòi nợ của chủ nợ và khả năng phải đối diện với việc có thể bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các chế tài trừng phạt nghiêm khắc theo quy đinh của pháp luật.

Bên mua doanh nghiệp cũng có lợi vì họ ln có kế hoạch tái cấu trúc lại "doanh nghiệp chết" bằng những chiến lược và kế hoạch thích hợp và doanh nghiệp sau khi tái cấu trúc sẽ tăng giá trị lên rất nhiều. Thậm chí trên thế giới nhiều nhà đầu tư đã có những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc mua bán các "doanh nghiệp chết" như nhà tỉ phú Mirko Kovats người Áo chẳng hạn. Chỉ trong thời gian ngắn ông đã tạo ra một đế chế tài chính đáng kinh ngạc chỉ bằng cách mua lại các doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp phá sản [39]. Vì vậy, mua lại doanh nghiệp bị phá sản cũng sẽ là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Hai là, đối với nền kinh tế- xã hội, xét ở khía cạnh cạnh tranh thì mua bán

doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế, là “cửa ngõ” dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường.

Cuối những năm 1980, quy luật thị trường đã được áp dụng ở khắp mọi nơi. Tự do kinh doanh và tự do khế ước cùng với sự giục giã của quy luật giá trị và bản tính của con người nên các hoạt động hạn chế cạnh tranh đã xuất hiện, trong đó có mua bán doanh nghiệp diễn ra vơ cùng nhanh chóng dẫn đến hình thành các doanh nghiệp độc quyền, gây ra sự phân chia không đồng đều giữa lợi ích tăng trưởng kinh tế và thực tế cạnh tranh đã bị bóp méo từ các tổ chức độc quyền này.

Các Mác đã phát hiện ra nghịch lý: Cạnh tranh làm phát sinh tập trung kinh tế, còn tập trung kinh tế lại tiêu diệt cạnh tranh. Tập trung kinh tế thông qua sáp nhập,

hợp nhất, mua lại doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để tạo khả năng độc quyền của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể khẳng định: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mua bán doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khiến những cuộc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, cạnh tranh càng gay gắt thì nhu cầu mua bán doanh nghiệp cùng với các hành vi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu. Nói như tiến sĩ Jacalyn Sherrinton, nhà tư vấn hàng đầu về quản lý cơng ty thì: “Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh tồn cầu hơm nay, các công ty buộc phải phát triển để tồn tại, và một trong những cách tốt nhất để tồn tại là hợp nhất hoặc thâu tóm các cơng ty khác” [31, tr. 32].

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)