Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp

2.2. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở lý thuyết

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Lý thuyết liên quan đến kinh tế thị trường, về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Lý thuyết về sự công bằng, minh bạch trong hoạt động thương mại.

2.2.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án

Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài về mua bán doanh nghiệp, tác giả luận án đã thu thập các nguồn thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý cạnh tranh, một số công ty luật, Ủy ban chứng khoán Nhà nước… để tham khảo và dẫn chiếu trong việc xây dựng nội dung luận án. Luận án được triển khai với hàng loạt câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau:

1. Về khía cạnh lý luận:

- Câu hỏi nghiên cứu: Mua bán doanh nghiệp là gì? Ảnh hưởng của mua bán doanh nghiệp đến nền kinh tế- xã hội như thế nào? Tại sao phải xây dựng các quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp? Yêu cầu của pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp? Nội dung của pháp luật về mua bán doanh nghiệp?

- Giả thuyết nghiên cứu là: Những nền tảng về kinh tế, pháp lý, đặc trưng của mua bán doanh nghiệp, tính tất yếu khánh quan phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được làm rõ và tổng thể trong các đề tài nghiên cứu. Hiện nay các vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, tổng thể, chưa đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Do đó, kết quả nghiên cứu (dự định) là xây dựng nền tảng lý luận, cơ sở kinh tế, xã hội trong việc thiết lập các quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp.

2. Về khía cạnh pháp luật thực định

- Câu hỏi nghiên cứu: Những quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về mua bán doanh nghiệp được quy định ở đâu? Thực trạng áp dụng các quy định đó ra sao?

- Giả thuyết nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp đã có và tồn tại ở một số văn bản, đã đề cập đến những chủ thể mua bán doanh nghiệp, hình thức mua bán doanh nghiệp, thủ tục mua bán doanh nghiệp và kiểm soát mua bán doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều quy định chưa tương thích với các quy định của pháp luật

các quốc gia điều chỉnh về mua bán doanh nghiệp, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong nước cũng như thông lệ quốc tế, các quy định này tồn tại dưới dạng văn bản dưới luật - hiệu quả tác động không cao. Pháp luật hiện hành ở Việt Nam quy cụ thể về mua bán doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước, khung pháp lý về mua bán doanh nghiệp không thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước còn thiếu những quy định cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu: Tìm ra được những hạn chế, bất cập trong chính những quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp dựa trên những phân tích về tiền đề kinh tế, xã hội, một số thực tiễn mua bán doanh nghiệp và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia khác.

3. Đề xuất, kiến nghị

- Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập nêu trên thì cần phải có phương hướng và giải pháp gì để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế?

- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, chưa có phương hướng và giải pháp một cách đầy đủ, hợp lý để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành.

- Kết quả nghiên cứu: Đưa ra được phương hướng, giải pháp đúng và đầy đủ cho việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay sao cho phù hợp với điều kiện, kinh tế, xã hội và thông lệ quốc tế khi chúng ta đang tiến hành hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)