2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.2.2.6. Định hướng về nội dung hợp đồng mua lại/mua bán doanh nghiệp
Khi nhà đầu tư mua lại toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp trong một lần mua thì các bên phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn và hợp đồng này có tính chất là hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp thể hiện sự ghi nhận và cam kết của các bên đối với thương vụ mua bán doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp không chỉ liên
quan đến khía cạnh pháp lý mà là sự phối hợp hài hòa các yếu tố khác liên quan đến mua bán doanh nghiệp như tài chính, đầu tư, kinh doanh, thỏa thuận nội dung sau thương vụ mua bán như giải quyết chế độ chính sách cho người lao động của doanh nghiệp. Chỉ khi kết hợp một cách hồn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng mua bán doanh nghiệp mới thật sự là công cụ bảo đảm cho các bên tham gia thương vụ mua bán doanh nghiệp. Những tài liệu cung cấp, định hướng cho các bên mua bán doanh nghiệp về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp được các nhà đầu tư ở các nước phát triển thị trường mua bán doanh nghiệp như Mỹ rất quan tâm. Một số quốc gia như Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức đã quy định một số nội dung về hợp đồng mua bán doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý để các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Điều chỉnh pháp luật của Việt Nam đối với hợp đồng theo tư duy mới là Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng để xác lập, thay đổi quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc chung của pháp luật. Mua bán doanh nghiệp là một hoạt động mới xuất hiện ở nước ta nhưng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm về mua bán doanh nghiệp, khung khổ pháp lý mua bán doanh nghiệp chưa đầy đủ và đồng bộ thì việc pháp luật có những “định hướng” về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là cần thiết. Trong thực tế mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, bên mua doanh nghiệp đã phải chịu các thiệt hại lớn về kinh tế khi khơng xác định được chủ thể có quyền bán doanh nghiệp. Đó là vụ Cơng ty cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai (Dona Crop) ký hợp đồng mua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi Cheerfield Vina. Dona Crop đã gặp rắc rối khi đại diện ký kết hợp đồng không phải đại diện hợp pháp. Dona Crop đã không thể điều hành doanh nghiệp mà mình đã mua lại, khơng trả được tiền nợ thuê đất [7, tr.76]. Vì vậy, định hướng về nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa giúp các bên thiết lập các hợp đồng mua bán doanh nghiệp có hiệu lực, hạn chế những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Ngoài những nội dung các bên bắt buộc phải thỏa thuận như: đối tượng mua bán, chủ thể hợp đồng mua bán, đại diện ký kết hợp đồng, giá mua bán doanh nghiệp, phương thức thanh tốn thì những vấn đề được trình bày dưới đây sẽ mang tính định hướng để các bên tham khảo khi ký kết hợp
đồng mua bán doanh nghiệp:
(i) Khi bên bán doanh nghiệp chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho bên mua thì các bên phải thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm của bên mua hoặc bên bán phải thông báo việc chuyển giao và chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba.
(ii) Thỏa thuận về nghĩa vụ cung cấp các thông tin về doanh nghiệp mục tiêu của bên bán doanh nghiệp cho bên mua doanh nghiệp. Đây là thỏa thuận quan trọng vì mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có tính chun nghiệp như một số quốc gia khác, doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý e ngại khi phải cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho các đối tác. Trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng thì bên bán cũng phải cung cấp những thơng tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu cho bên mua để xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán này, bên bán thường chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất nhằm bảo đảm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp mình nếu các bên khơng ký kết được hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Do vậy, nếu các bên ký kết được hợp đồng với nhau thì trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ của bên bán trong việc cung cấp chi tiết, đầy đủ và trung thực, chính xác các tài liệu, sổ sách thể hiện các thơng tin về tài chính, việc sử dụng lao động, các hợp đồng, các dự án đang thực hiện… Những thơng tin này có thể đưa vào phần phụ lục của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
(iii) Thỏa thuận về trách nhiệm của bên bán, bên mua doanh nghiệp trong trường hợp các bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. Các bên phải thỏa thuận cụ thể nếu vi phạm hợp đồng, không bảo đảm đúng điều kiện thực hiện hợp đồng làm phát sinh thiệt hại thì bên vi phạm phải chịu những hình thức chế tài nào? Bên mua cũng phải dự phòng trường hợp bên bán lừa đảo bên mua doanh nghiệp thì bên bán phải chịu trách nhiệm như thế nào? Luật pháp của Cộng hịa Liên bang Đức có quy định cách giải quyết trong các trường hợp này như sau: “…Về nguyên tắc, không ai muốn chịu thiệt hại cả. Do đó phải hành động theo nguyên tắc dung hòa (căn cứ vào thị trường và thực tế vấn đề). Trong hợp đồng cần ghi rõ người có lỗi phải bồi thường thiệt hại tồn bộ do vi phạm hợp đồng và người mua có quyền tuyên bố từ bỏ hợp đồng khi người bán có hành vi kinh doanh khơng hảo tâm (thương mại không lành
mạnh) [24, tr.130].
(iv) Ngoài các thỏa thuận trên, kinh nghiệm các nước khác thường khuyến nghị các bên mua bán doanh nghiệp thỏa thuận về các điều khoản cấm cạnh tranh. Điều khoản này đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bởi vì sau khi bán doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) có thể thành lập một doanh nghiệp mới hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề với doanh nghiệp đã bán hoặc công bố các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đã bán. Tất cả những hành động đó của bên bán doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến cạnh tranh và sự tồn tại của bên mua doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy, trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải xác định rõ trách nhiệm của bên bán doanh nghiệp trong việc bảo đảm các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đã bán; về việc bên bán không được thành lập các doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp đã bán và làm bên mua mất khả năng cạnh tranh trên thương trường nhằm bảo đảm lợi ích của bên mua doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1. Việc đề ra các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp là đòi hỏi khách quan và cần thiết khi khung khổ pháp lý điều chỉnh về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, các quy định về mua bán doanh nghiệp nằm rải rác trong các văn bản pháp luật và tồn tại nhiều bất cập. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trường Việt Nam; phải đảm tính thống nhất, minh bạch và khả thi của pháp luật mua bán doanh nghiệp đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể. Nhóm các giải pháp cụ thể bao gồm những giải pháp quan trọng như: bổ sung tiêu chí về kiểm sốt mua bán doanh nghiệp (với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế); trao thẩm quyền cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế; bổ sung các quy định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp; hoàn thiện các quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp; quy định rõ về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và sửa đổi thủ tục đầu tư nhằm tránh chồng chéo với quy định về
đăng ký doanh nghiệp; định hướng về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực mua bán doanh nghiệp. Trong đó, việc xác định thị trường liên quan và xác định các tiêu chí, ngưỡng cụ thể để kiểm sốt mua bán doanh nghiệp được coi như giải pháp trọng tâm, cơ bản để nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Mua bán doanh nghiệp là một hoạt động đầu tư xuất hiện ở Mỹ từ đầu thế kỷ XX và đến nay đã phát triển trên phạm vi tồn cầu. Mua bán doanh nghiệp có tác động khác nhau tới nền kinh tế- xã hội. Một mặt, mua bán doanh nghiệp điều tiết nguồn vốn kinh doanh diễn ra hợp lý, hiệu quả hơn. Mặt khác, mua bán doanh nghiệp ngày càng diễn ra dưới các hình thức đa dạng phức tạp, có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh mua bán doanh nghiệp ở các quốc gia chủ yếu nhằm kiểm soát mua bán doanh nghiệp dưới giác độ điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về doanh nghiệp, dân sự, thương mại là khung khổ pháp lý ghi nhận quyền tự do mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư được diễn ra trên thị trường một cách lành mạnh, hiệu quả, minh bạch, khả thi.
2. Trên thế giới, mua bán doanh nghiệp thường được nghiên cứu cùng với hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp được hiểu là việc một nhà đầu tư thực hiện quyền kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp khác. Hình thức mua bán doanh nghiệp rất đa dạng, bao gồm: hình thức mua lại tài sản để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đã bán tài sản; mua nợ của doanh nghiệp để chuyển thành vốn của chủ sở hữu; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, dưới giác độ pháp lý, mua bán doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam được hiểu là một hoạt động nhằm thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp để tham gia quản trị và có thể kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức mua bán doanh nghiệp bao gồm: mua bán toàn bộ vốn đầu tư, toàn bộ vốn điều lệ, tồn bộ phần vốn góp, cổ phần hoặc mua phần vốn góp, cổ phần chi phối để có thể kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu.
3. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp, tuy nhiên sự phân định này chỉ có tính chất tương đối. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới đều xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mua bán doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực có liên quan như: quy định về hợp đồng, quy
định về kiểm soát mua bán doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, kiểm soát các thương vụ mua bán doanh nghiệp là “cửa ngõ” dẫn đến tập trung kinh tế, quy định về sở hữu trí tuệ, quy định về thuế, quy định của pháp luật lao động….
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả phân tích các nội dung chủ yếu của hoạt động mua bán doanh nghiệp được pháp luật điều chỉnh bao gồm: quy định về chủ thể mua bán doanh nghiệp; quy định về đối tượng mua bán doanh nghiệp; quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp; kiểm soát mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
4. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp đang bộc lộ nhiều bất cập như chưa có quy định cụ thể về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp không thuộc sở hữu 100% vốn của nhà nước; nội hàm khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và vận dụng quy định pháp luật về thủ tục mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi được hiểu và thực thi khác nhau; tiêu chí về kiểm sốt mua bán doanh nghiệp chưa khả thi…Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến việc thu hút hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
5. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp cơ bản. Các giải pháp đó bao gồm: Hồn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp, phân công trách nhiệm và sự phối hợp trong hoạt động quản lý mua bán doanh nghiệp của các cơ quan hữu quan; Nhà nước phải tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, tư vấn, các cơ quan truyền thông, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện vai trò tư vấn, trung gian kết nối và giúp đõ các bên mua bán doanh nghiệp thực hiện thành công các thương vụ mua bán doanh nghiệp; Xây dựng khung pháp lý cho cơ chế cung cấp và kiểm sốt thơng tin về mua bán doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quốc gia về mua bán doanh nghiệp; Hồn thiện pháp luật về kế tốn, kiểm tốn doanh nghiệp nhằm minh bạch, cơng khai về doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp có thể là những giải pháp cụ thể như xây dựng thị trường liên quan và xác định các tiêu chí
kiểm sốt mua bán doanh nghiệp nhằm hạn chế tác hại hạn chế cạnh tranh của hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thị trường; thống nhất, đồng bộ quy định về thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp giữa pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp, định hướng về nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp…. Các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể đều hướng đến mục đích điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp trong tương lai, xây dựng và phát triển thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hoạt động hiệu quả phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.