2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.2.2.3. Bổ sung quy định chủ thể có quyền mua doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước
sở hữu 100% vốn Nhà nước
Hiện nay, đã có các quy định về chủ thể mua doanh nghiệp được quy định tại Nghị định của Nhà nước về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Luật Cạnh tranh (2004) xác
định chủ thể có quyền mua doanh nghiệp là doanh nghiệp (các tổ chức, cá nhân kinh doanh). Quy định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp tại các Nghị định về về bán, giao và cổ phần doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Luật Cạnh tranh (2004) có sự khác nhau vì mục đích, đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật nhau đó có tính chất khác nhau. Bên cạnh đó, các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO và các văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ vào quy định trên và quy định về tỷ lệ vốn có quyền biểu quyết thơng qua các vấn đề quan trọng để kiểm soát doanh nghiệp quy định tại Điều lệ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ xác định được họ có quyền mua hoặc khơng có quyền mua doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Ngoài các quy định tại các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế trên, hiện nay chưa có quy định về tổ chức, cá nhân nào có quyền mua doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước. Vì vậy, sẽ dẫn đến những tranh luận và vận dụng lý luận khác nhau về chủ thể khơng có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp có được mua doanh nghiệp khơng? Ví dụ: đối tượng đang là cơng chức là chủ thể khơng có quyền thành lập, quản lý cơng ty nhưng họ có quyền góp vốn vào cơng ty. Giả sử một cơng chức A góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn bằng cách nhận chuyển nhượng 75% phần vốn góp của thành viên cơng ty, cơng chức đó kiểm sốt hoạt động kinh doanh của cơng ty. Điều đó có nghĩa là cơng chức A đã mua được công ty mặc dù họ thuộc trường hợp pháp luật cấm thành lập, quản lý công ty.
Quy định tại nghị định về đăng ký doanh nghiệp đã ghi nhận doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Như vậy, bên mua doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc chỉ là một cá nhân. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp (2005) chưa thừa nhận về việc chuyển đổi donh nghiệp tư nhân thành cơng ty. Để đảm bảo tính pháp chế, nhằm giải quyết những vướng mắc về khoa học và quá trình thực thi pháp luật các văn bản pháp luật phải thống nhất và quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng có quyền mua doanh nghiệp tư nhân nói riêng và đối tượng có quyền mua các doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu
100% vốn của Nhà nước.