2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) đã khẳn định chủ trương hội nhập hội quốc tế của đất nước ta là “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế”. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII (1996) đã quyết định “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, củng cố mơi trường hịa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, cơng nghiệp hóa đất nước”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “phát triển kinh tế thị trường, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.
Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế khu vực như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, là thành viên của Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 1999, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới và khu vực là một xu thế tất yếu trong xu thế tồn cầu hóa về kinh tế. Nền tảng pháp lý để Việt Nam hội nhập kinh tế- quốc tế là việc xây dựng một hệ thống pháp luật hồn thiện, đáp ứng địi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta sẽ tham gia các quan hệ thương mại nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng với các nhà đầu tư các nước trên nền tảng pháp luật. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo sự hài hịa với thơng lệ, quy định pháp luật của các quốc gia về mua bán doanh nghiệp; hài hòa với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Nội dung quan trọng trong các thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam là cam kết tuân thủ các nguyên tắc của GATS và các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài theo bốn phương thức:
cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của thành viên khác; - Phương thức 2: tiêu dùng ngồi lãnh thổ, là phương thức theo đó người tiêu dùng của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ;
- Phương thức 3: hiện diện thương mại, là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh… trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ;
- Phương thức 4: hiện diện thể nhân, là phương thức thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Trong các phương thức đó, khi chúng ta cam kết mở cửa thị trường dịch vụ theo phương thức 3 đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ mở cửa thị trường mua bán doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ghi nhận các cam kết mở cửa thị trường, cam kết đối xử quốc gia, cam kết đối xử tối huệ quốc. Chính phủ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường nhưng trong mỗi ngành, phân ngành dịch vụ, Việt Nam đều giữa quyền áp đặt một số điều kiện mở cửa thị trường nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong cam kết nền (Báo cáo của ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam và phần cam kết chung tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ), Việt Nam đã cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Qua hình thức mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngồi có thể thực hiện mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Ví dụ: Từ ngày 1/1/2009, Việt Nam phải cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Như vậy, từ thời điểm này, các nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua 100% cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ này
Pháp luật về mua bán doanh nghiệp của Việt Nam phần nào đã đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới trong việc cam kết mở cửa dịch vụ khi gia nhập WTO: mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để nhà đầu tư Việt
Nam thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật của Việt Nam vẫn chưa tương đồng với pháp luật các nước khi điều chỉnh về hoạt động mua bán doanh nghiệp, ví dụ như quy định về tiêu chí kiểm sốt mua bán doanh nghiệp (với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế); phê duyệt các thương vụ mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam khá phức tạp, ở các nước, phê duyệt của cơ quan chức năng chủ yếu về vấn đề chống độc quyền hoặc nhằm bảo vệ một số ngành. Trong khi đó, ở Việt Nam, để thực hiện các thương vụ đó, các bên mua và bán doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý do nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau chấp thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại. Một số tồn tại trong các quy định pháp luật thực định cần được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng:
(i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các hoạt động nghiên cứu pháp luật các quốc gia khác về mua bán doanh nghiệp để học tập những kinh nghiệm trong việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp phù hợp