2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
2.2. QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ MUA BÁN DOANH NGHIỆP 1 Bên bán doanh nghiệp
2.2.1. Bên bán doanh nghiệp
Theo nguyên lý chung, ai là chủ sở hữu doanh nghiệp thì người đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp. Tùy từng loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân.
Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ thì chính chủ sở hữu đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp, ví dụ: Nhà nước có quyền bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (là một tổ chức hoặc một cá nhân) có quyền quyết định bán công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định bán doanh nghiệp tư nhân.
Với công ty thuộc sở hữu của nhiều chủ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, thẩm quyền quyết định bán
doanh nghiệp thuộc về các thành viên, cổ đông công ty (gọi chung là các chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu cơng ty bán cơng ty qua hình thức chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Chủ sở hữu cơng ty có thể chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp ngay cùng một thời điểm. Đây chính là mua bán toàn bộ doanh nghiệp.
Chủ sở hữu cơng ty có thể chuyển nhượng một phần cổ phần, phần vốn góp nhiều lần khác nhau. Sau nhiều lần chuyển nhượng, đến một thời điểm nào đó, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần nắm giữ tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần đủ để kiểm sốt, chi phối được cơng ty mục tiêu có nghĩa là thời điểm đó thương vụ mua bán doanh nghiệp đã được hồn thành. Như vậy, mua bán doanh nghiệp có thể là một quá trình và diễn ra ở trạng thái “động” nhưng tựu chung lại để xác định bên bán doanh nghiệp trong cả quá trình như vậy cần căn cứ trên nền tảng lý luận chung về mua bán doanh nghiệp. Theo đó, thực chất để mua bán doanh nghiệp phải tồn tại hành vi chuyển dần dần quyền sở hữu cơng ty từ phía chủ sở hữu cơng ty cho bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Khi xem xét thẩm quyền quyết định bán công ty hợp danh, công ty cổ phần, các nhà đầu tư cần lưu ý tới quy định pháp luật hiện hành để xác định chủ thể có quyền quyết định bán một phần công ty hợp danh, một phần công ty cổ phần chính là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đơng có quyền biểu quyết của cơng ty cổ phần bởi vì:
Cơng ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc phải có thành viên hợp danh, thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý cơng ty, thành viên góp vốn khơng có quyền quản lý cơng ty. Vì vậy, các cá nhân có dự định mua lại một phần công ty hợp danh phải mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới và lúc đó, họ mới có quyền quản lý công ty hợp danh.
Đối với cơng ty cổ phần có thể có các cổ đơng ưu đãi hồn lại và cổ đơng ưu đãi cổ tức nhưng các cổ đơng này khơng có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt. Cổ đơng phổ thơng và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới được tham dự Đại hội đồng cổ đông để biểu quyết
thông qua những vấn đề quan trọng của công ty. Cổ đơng ưu đãi hồn lại và cổ đơng ưu đãi cổ tức có quyền chuyển nhượng cổ phần thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác. Tuy nhiên, với tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức thì bên nhận chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không thể tham gia bộ máy quản trị và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đến một tỷ lệ chi phối đủ để kiểm sốt được cơng ty được coi là mua lại một phần công ty cổ phần.