2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG
1. Mua bán doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế, pháp lý khá mới ở nước ta. Mua bán doanh nghiệp không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu doanh nghiệp mà mua bán doanh nghiệp phải dẫn đến hệ quả bên mua doanh nghiệp sẽ kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại. Để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì bên mua doanh nghiệp tối thiểu phải sở hữu tỷ lệ vốn nhất định (gọi là tỷ lệ vốn chi phối) của chủ sở hữu doanh nghiệp mục
tiêu. Tỷ lệ vốn chi phối để kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại các văn bản pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ doanh nghiệp được mua lại. Vì vậy, mua bán doanh nghiệp có những đặc điểm khác với mua bán tài sản, mua bán nợ của doanh nghiệp và các hình thức đầu tư tài chính chưa hình thành quyền kiểm soát, chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mua bán doanh nghiệp có bản chất của mua bán tài sản nhưng “doanh nghiệp”- đối tượng của thương vụ mua bán doanh nghiệp là một tài sản “đặc biệt” và mua bán doanh nghiệp có những đặc thù riêng trong mối tương quan so sánh với một số quan hệ pháp luật có nhiều điểm gần với mua bán doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp có ảnh hưởng khác nhau tới các bên mua bán doanh nghiệp và nền kinh tế- xã hội. Do vậy, yêu cầu của việc xây dựng khung pháp lý về mua bán doanh nghiệp vừa phải dựa trên nền tảng về tự do giao kết hợp đồng mua bán tài sản theo những nguyên tắc của dân luật đồng thời phải được thiết kế để phù hợp với những đặc điểm riêng của mua bán doanh nghiệp. Khung pháp lý về mua bán doanh nghiệp phải ghi nhận các hình thức mua bán doanh nghiệp; điều kiện chủ thể mua bán doanh nghiệp; điều kiện khác để thương vụ mua bán doanh nghiệp có giá trị pháp lý; thủ tục mua bán doanh nghiệp. Đặc biệt, việc xác định thị trường liên quan và các tiêu chí kiểm sốt mua bán doanh nghiệp (với tính chất là một trong những hành vi tập trung kinh tế) để hạn chế những tác hại đến cạnh tranh trên thị trường từ các thương vụ mua bán doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp ở tất cả các quốc gia.
3. Luận án đặt ra giới hạn khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Theo đó thì pháp luật về mua bán doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên mua, bên bán doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp và quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp trong việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc thực hiện kiểm soát Nhà nước về tập trung kinh tế. Nội dung cụ thể của pháp luật về mua bán doanh nghiệp bao gồm: quy định về các hình thức mua bán doanh nghiệp; quy định về chủ thể với vai trò là bên bán, bên mua doanh nghiệp; quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp; quy định về kiểm sốt doanh nghiệp dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh.
Chương 2