2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
1.2.2.3. Quy định về hợp đồng phương thức thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp
diện nhà đầu tư nước ngoài và quy định những giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp. Pháp luật của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài nhưng các khái niệm này không thống nhất với nhau, khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư (2005) không chỉ rõ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong khi đó, một số quốc gia như Trung Quốc đã quy định rõ ràng về “doanh nghiệp nội địa được xác định là doanh nghiệp khơng có vốn đầu tư nước ngoài (dưới 25%)” [31, tr.85].
1.2.2.3. Quy định về hợp đồng- phương thức thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành thương vụ mua bán doanh nghiệp. Quan niệm về mua bán doanh nghiệp ở các nước có thể khác nhau vì vậy hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại dưới những tên gọi khác nhau như hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp (tỷ lệ chi phối); hợp đồng mua bán doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Tùy thuộc vào trường phái common law coi trọng án lệ hơn luật thành văn hay dòng họ civil law coi trọng lý luận pháp luật hơn thực tiễn mà điều chỉnh pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau. Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế- xã hội và kiến thức kinh tế, pháp luật của các bên mua bán doanh nghiệp ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, điều đó tác động đến thái độ của Nhà nước đối với việc có cần thiết phải ban hành pháp luật riêng quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay chỉ cần thiết kế những quy định chung về hợp đồng.
Đề cao nguyên tắc tự do kinh doanh, trong đó có tự do giao kết hợp đồng, nhìn chung các quốc gia không can thiệp quy định nội dung các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Đối với các nước thuộc dòng họ luật civil law, nguồn luật thành văn là nguồn luật phổ biến và quan trọng nhất, trong quá trình thực thi pháp luật, các chủ thể thường phải tìm các căn cứ pháp lý để xem xét mình
có thực hiện hoạt động đó khơng? Nếu được thực hiện thì họ có quyền và nghĩa vụ cụ thể quy định tại văn bản pháp luật nào?
Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(i) Khái niệm hợp đồng mua bán doanh nghiệp: Có nước định nghĩa trực tiếp về hợp đồng mua bán doanh nghiệp như Cộng hòa Liên bang Nga hoặc có quốc gia mơ tả các dấu hiệu của hợp đồng mua bán doanh nghiệp như Cộng hòa Liên bang Đức. Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
(ii) Quy định về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, cụ thể là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Quy định về nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp đã xác định những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp thể hiện bản chất chung của hợp đồng, là sự tự nguyện thỏa thuận thống nhất ý chí giữa bên mua và bên bán doanh nghiệp. Một số nguyên tắc chung của hợp đồng dân sự là khuôn mẫu áp dụng đối với tất cả các hợp đồng trong các lĩnh vực, trong đó có hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Với đặc thù mua bán doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng một số nội dung pháp lý về hợp đồng mua bán doanh nghiệp là cần thiết. Đây chính là cơ sở để phân biệt hợp đồng mua bán doanh nghiệp với các hợp đồng khác trong lĩnh vực thương mại gần với lĩnh vực mua bán doanh nghiệp: hợp đồng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần (chưa đến tỷ lệ chi phối). Các quy định pháp luật định hướng về nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp cũng là căn cứ để xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Ngoài những ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên đối với nhau được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại nói chung, các bên mua bán doanh nghiệp cịn có những ràng buộc khác thể hiện bản chất pháp lý của mua bán doanh nghiệp. Xuất phát từ đối tượng của mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp, một loại hàng hóa đặc biệt nên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các bên phải thỏa thuận về việc tiếp nhận và chuyển giao trách nhiệm đối với người lao động. Ngồi ra, các bên cũng có thể thỏa thuận những điều khoản không gây hạn chế cạnh tranh cho bên mua doanh nghiệp; ngay cả thời điểm chuyển quyền sở hữu
doanh nghiệp và rủi ro cũng có điểm khác biệt so với quan hệ mua bán hàng hóa thơng thường khác. Nghĩa vụ cung cấp thơng tin chính xác của bên bán doanh nghiệp và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về việc cung cấp khơng chính xác thơng tin cho bên mua doanh nghiệp là những thỏa thuận khác biệt với các hợp đồng thương mại khác.
Căn cứ vào nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp, các mối quan hệ cơ bản giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán doanh nghiệp được nhận diện, các bên thứ ba trong quan hệ với các bên mua bán doanh nghiệp kiểm soát được các bước tiến hành mua bán doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về mua bán doanh nghiệp (nếu có).