Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 41 - 46)

- Các Viện kiểm sát cấp phúc thẩm đã chú trọng hơn trong công tác rút kinh

2.2.2.Tồn tại và nguyên nhân

2.2.2.1. Tồn tại

* Số lượng án kháng nghị chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số án cấp phúc thẩm thụ lý, xét xử

(trong khi đó lượng án cải sửa do kháng cáo chiếm tỷ lệ cao)

Số bị cáo bị kháng nghị trong những năm gần đây thường chiếm trung bình khoảng 6,5% số bị cáo cấp phúc thẩm thụ lý (năm 2004 là 6%; năm 2005 là 6,7%; năm 2006 là 6,3%; năm 2007 là 6,2%; năm 2008 là 7,8%). Trong các năm từ 2005 đến 2006 số bị cáo bị kháng nghị so với tổng số bị cáo cấp phúc thẩm thụ lý và giải quyết có chiều hướng giảm, đến năm 2008 tỷ lệ này có tăng lên đơi chút nhưng khơng đáng kể. Tỷ lệ số bị cáo bị kháng nghị so với số bị cáo được cấp phúc thẩm đưa ra xét xử có tăng hơn, tỷ lệ trung bình đó là 7,2%/ năm (năm 2004 là 6,3%; năm 2005 là 7%; năm 2006 là 7,3%; năm 2008 là 8.3%). Qua số liệu thống kê cho thấy có những “điểm trống” về công tác kháng nghị phúc thẩm. Trong 5 năm qua có 14 lượt các tỉnh khơng có kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của toà án cấp tỉnh, có 8 tỉnh, thành phố khơng có kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp, có 134 Viện kiểm sát cấp huyện khơng có kháng nghị phúc thẩm hình sự. Thực tế xét xử phúc thẩm trong những năm qua có bình qn tới 15% đến 20% số án phải cải sửa ở cấp phúc thẩm thì khơng thể như một số quan điểm cho rằng do chất lượng án sơ thẩm đã nâng lên nên khơng có kháng nghị phúc thẩm mà là do chúng ta chưa thực sự coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm.

Mặc dù số bị cáo bị kháng nghị giảm nhưng thực tế cho thấy nhiều vụ án cấp phúc thẩm phải cải sửa tội danh, tăng hoặc giảm mức hình phạt khá lớn theo kháng cáo của bị cáo hoặc người bị hại. Số bị cáo bị cải, sửa qua kháng nghị phúc thẩm hằng năm chỉ chiếm khoảng 13% đến 15% còn lại là do kháng cáo. Số liệu thống kê cho trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 cho thấy, số bị cáo bị cải sửa ở cấp phúc thẩm là 27.955 bị cáo, chiếm khoảng 31% số bị cáo đã xét xử trong khi đó số bị cáo bị cải sửa thông qua kháng nghị là 3.195 bị cáo, chiếm 3.6% còn lại 24.760 bị cáo chiếm hơn 27% là bị cải sửa thơng qua kháng cáo. Tính riêng cấp phúc thẩm trung ương cho thấy số bị cáo bị cải sửa là 8.436 bị cáo chiếm gần 23% tổng số bị cáo đã được đưa ra xét xử trong vòng 5 năm. Trong đó, số bị cáo bị cải sửa thông qua kháng nghị là 757 bị cáo chiếm 2% còn lại 7679 bị cáo chiếm 21% là bị cải sửa thông qua kháng cáo. Như vậy số bị cáo bị cải sửa chủ yếu vẫn thông qua kháng cáo, trong đó có việc cải sửa do có tình tiết mới ở cấp phúc thẩm nhưng không nhiều mà chủ yếu vẫn do sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, việc áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm nhưng chưa được phát hiện để kháng nghị hoặc do Viện kiểm sát cấp sơ thẩm cũng thống nhất với nhận định, đánh giá của Tồ án cấp sơ thẩm nên khơng kháng nghị. Một số vụ án cấp sơ thẩm đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm phải huỷ án nhưng Viện kiểm sát cấp sơ thẩm không kháng nghị. Đáng chú ý, trong một số trường hợp, Toà án sơ thẩm nhận định thiếu căn cứ, quyết định áp dụng tội danh và mức hình phạt khác với quan điểm của Viện kiểm sát truy tố và bảo vệ tại phiên toà nhưng Viện kiểm sát lại khơng kháng nghị phúc thẩm. Ngồi ra, một số vụ án được báo chí và dư luận quan tâm, tồ sơ thẩm xét xử cịn nhẹ nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị như vụ Đặng Văn Tỷ Em phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ án Ngô Xuân Phương phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”; vụ án Vũ Văn Võ phạm tội “Cố ý gây thương tích”…Viện Phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm trên cấp.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy bản án sơ thẩm có vi phạm còn khá nhiều nhưng chưa bị kháng nghị phúc thẩm. Đây là vấn đề nghiêm túc cần xem xét trách nhiệm của viện kiểm sát đối với công tác kháng nghị.

* Số bị cáo cấp phúc thẩm rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao. Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường hợp bác kháng nghị chưa chính xác nhưng khơng đề nghị giám đốc thẩm hoặc có đề nghị nhưng cấp giám đốc chưa kiên quyết để giải quyết

Trong tổng số 4.367 bị cáo bị Viện kiểm sát cấp huyện và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị đã giải quyết, số bị cáo bị rút kháng nghị là 501 bị cáo, bác kháng nghị là 1.218 bị cáo, tổng số là 1.719 bị cáo chiếm 39,3% số bị cáo bị kháng nghị, số bị cáo được chấp nhận kháng nghị là 2600 bị cáo, chiếm 59 %.

Trong số 2.076 bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và 3 Viện Phúc thẩm kháng nghị đã giải quyết, số bị cáo bị rút kháng nghị là 252 bị cáo, bị bác kháng nghị là 860 bị cáo, tổng số 1.112 bị cáo, chiếm 53,8% tổng số bị cáo bị kháng nghị. Số bị cáo được chấp nhận kháng nghị trên tổng số bị cáo bị kháng nghị là 1.020 bị cáo/ 2.076 bị cáo, chiếm 49,1%.

Tổng số bị cáo bị rút và bác kháng nghị trong toàn ngành 5 năm qua là 2.831 bị cáo/ 6.443 bị cáo, chiếm 43,9% tổng số bị cáo bị kháng nghị. Trong đó rút kháng nghị là 753 bị cáo, bác kháng nghị là 2.078 bị cáo. Tuy một số trường hợp rút và bác kháng nghị chưa chính xác nhưng ít nhiều cũng cho chúng ta thấy chất lượng kháng nghị chưa cao. Đáng lưu ý là tỷ lệ rút và bác kháng nghị là không đồng đều ở các địa phương và các cấp có kháng nghị. Bên cạnh một số tỉnh, thành phố kháng nghị của cả hai cấp tỉnh và huyện có chất lượng tốt và có tỷ lệ chấp nhận kháng nghị cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Lào Cai, Thái Bình…Cịn một số địa phương khác chất lượng kháng nghị còn chưa cao, tỷ lệ bị rút, bác còn nhiều như Quảng Ninh, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế…

Trong số các trường hợp bác kháng nghị cho thấy phần lớn các trường hợp bác kháng nghị do kháng nghị yêu cầu toà án cấp phúc thẩm tăng hoặc giảm mức hình phạt đối với bị cáo nhưng đó là mức hình phạt chênh lệch không lớn so với đề nghị của Viện kiểm sát tại phiên toà sơ thẩm hoặc yêu cầu chuyển biện pháp chấp hành hình phạt tù cho bị cáo hưởng án treo sang tù giam là không cần thiết. Trong đó nhiều trường hợp lẽ ra

Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị mới đúng nhưng khi trao đổi viện kiểm sát địa phương đề nghị bảo vệ kháng nghị.

Một số trường hợp khác Viện kiểm sát cấp phúc thẩm tuy không rút kháng nghị nhưng cũng không bảo vệ kháng nghị mà lại đề nghị Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị. Đây là việc làm không đúng Quy chế nghiệp vụ của ngành cần rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó có khơng ít trường hợp Tồ án cấp phúc thẩm bác kháng nghị khơng có căn cứ, trái pháp luật nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm không kiến nghị giám đốc thẩm hoặc có kiến nghị nhưng cấp giám đốc thẩm lại chưa kiên quyết bảo vệ quan điểm của ngành thông qua kháng nghị giám đốc thẩm. Tiêu biểu như vụ án Ngô Kim Chung phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ Nguôn Suy phạm tội “Giết người”.

* Kháng nghị trên một cấp vẫn cịn ít, sự phối kết hợp giữa hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong cơng tác kháng nghị cịn hạn chế

Trong 5 năm qua Viện Phúc thẩm kháng nghị đối với 60 bị cáo, trong đó chủ yếu là phát hiện án sơ thẩm vi phạm thông qua thơng tin báo chí. Một số trường hợp địa phương báo cáo kháng nghị trên một cấp nhưng do báo cáo quá chậm hoặc có địa phương khơng gửi báo cáo kháng nghị phúc thẩm trực tiếp cho Viện phúc thẩm mà lại gửi cho Vụ 1 hoặc Vụ 3 nên thời gian khơng cịn đủ để nghiên cứu hồ sơ hoặc bản án sơ thẩm. Đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh việc kháng nghị phúc thẩm trên một cấp trực tiếp chiếm 22% tổng số bị cáo có kháng nghị. Một số địa phương làm khá tốt như đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng… nhưng ngược lại có nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm, trong nhiều năm liền khơng có kháng nghị trên cấp trực tiếp vụ án nào, trong khi đó án sơ thẩm sai sót khơng ít thể hiện ở số án bị giám đốc cao hơn cả số án bị kháng nghị phúc thẩm. Chẳng hạn như ở Vĩnh Long trong 5 năm kháng nghị phúc thẩm có 20 vụ trong đó án cấp huyện do cấp huyện thị kháng nghị 11 vụ, án cấp tỉnh do cấp tỉnh kháng nghị 9 vụ, kháng nghị cấp tỉnh đối với cấp huyện khơng có, trong khi đó án bị kháng nghị giám đốc là 32 vụ.

Việc thực hiện kháng nghị phúc thẩm trên cấp thực hiện mang tính sự vụ và mới chỉ đặt ra khi có dư luận thơng tin, báo chí hoặc có đề nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.

* Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc bảo vệ hoặc rút kháng nghị chưa được quan tâm trong những năm qua

Qua số liệu thống kê cho thấy: Số bị cáo bị kháng nghị đưa ra xét xử phúc thẩm bị Viện kiểm sát cấp trên rút kháng nghị chiếm một tỷ lệ không nhỏ, khoảng 25% tổng số bị cáo bị kháng nghị phúc thẩm đã được Toà án cấp phúc thẩm xét xử. Số bị cáo bị kháng nghị phúc thẩm nhưng Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị cũng chiếm tỷ lệ 27% đến 28%, như vậy, nếu tính chung thì số bị cáo bị kháng nghị phúc thẩm nhưng Viện kiểm sát cấp trên rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm hơn 50% so với bị cáo bị kháng nghị đã được Toà cấp phúc thẩm xét xử. Đây là một trong những hạn chế của công tác kháng nghị phúc thẩm. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về sự phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và cấp dưới trong công tác kháng nghị phúc thẩm.

Khi có kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát là có sự khác biệt giữa cách đánh giá và nhận định của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát về toàn bộ hay một phần cáo trạng của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm là thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát đối với các quyết định, bản án của Toà cấp sơ thẩm. Như vậy, vấn đề đặt ra là Viện kiểm sát cấp dưới kháng nghị, nhưng bảo vệ kháng nghị tại phiên toà phúc thẩm lại là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Vì vậy, để có được quyết định đúng pháp luật, có căn cứ trước và trong phiên tồ phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên và cấp dưới phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Sau khi đã ra quyết định kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp một cách cụ thể, đầy đủ, tỷ mỷ về quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, đặc biệt nêu rõ căn cứ, lý do kháng nghị phúc thẩm. Viện kiểm sát cấp trên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, các căn cứ và lý do kháng nghị, cần thiết có thể thực hiện các biện pháp khác nhau để củng cố hồ sơ, thu thập thêm chứng cứ phục vụ cho việc bảo vệ quan điểm trong kháng nghị.

Muốn cho kháng nghị có chất lượng thì Viện kiểm sát cấp dưới và cấp trên phải phối hợp chặt chẽ. Hết sức tránh tình trạng cả hai cấp cùng kháng nghị phúc thẩm. Nếu Viện kiểm sát cấp trên thấy kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới chưa chính xác thì trao đổi với với Viện kiểm sát ra kháng nghị có quyết định kháng nghị bổ sung (nếu còn thời

hạn) hoặc rút kháng nghị (nếu khơng có căn cứ kháng nghị), hoặc Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định kháng nghị bổ sung (nếu còn thời hạn kháng nghị). Thực tiễn trên đây có lúc có địa phương chưa thực hiện được.

Như phần trên đã nhận xét, thực tiễn cho thấy công tác kháng nghị phúc thẩm không chỉ ngang cấp mà trên một cấp còn rất khiêm tốn, nếu khơng nói là yếu kém. Một trong những ngun nhân đó là Viện kiểm sát cấp dưới khơng gửi đầy đủ và kịp thời các bản án cho Viện kiểm sát cấp trên. Mặc dù vấn đề này đã được quy chế quy định cụ thể nhưng chưa được các cấp kiểm sát thực hiện đầy đủ. Do vậy có quan điểm cho rằng phần lớn các bản án, quyết định sơ thẩm khi Viện kiểm sát cấp dưới nhận được từ Tồ án cùng cấp gửi đến thì đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành khơng quy định Tồ án cấp sơ thẩm khơng có trách nhiệm gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Vì vậy, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp khơng có đủ nguồn để xem xét việc kháng nghị. Từ đó ý kiến này cho rằng nên chăng trong việc sử đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự sắp tới cần quy định: Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm gửi đến.

* Hình thức và nội dung kháng nghị cịn một số tồn tại

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 41 - 46)