Về kháng nghị đối với việc áp dụng các biện pháp tư pháp như tịch thu tiền, vật trực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 48 - 52)

tiếp liên quan đến tội phạm đã được các Viện kiểm sát quan tâm. Tuy nhiên do chưa nghiên cứu kỹ về nguồn gốc tài sản hoặc chế định liên quan đến quyền sở hữu tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự nên kháng nghị chưa chính xác như kháng nghị yêu cầu tịch thu xe ơ tơ gây tai nạn giao thơng coi đó là cơng cụ, phương tiện phạm tội, hoặc kháng nghị yêu cầu tịch thu xe ô tô do bị cáo sử dụng vào việc buôn lậu gỗ nhưng ô tô thực chất thuộc sở hữu của người khác, thậm chí có trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng là kháng nghị cả những vấn đề không thuộc nội dung giải quyết của bản án sơ thẩm.

Một số kháng nghị nội dung phần quyết định không cụ thể như bị cáo bị xét xử về tội

“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” kháng nghị lại yêu cầu xử tăng hình phạt về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là khơng chính xác mà lẽ ra phải u cầu cấp phúc thẩm sửa tội danh từ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tăng hình phạt đối với bị cáo mới chính xác; hoặc kháng nghị theo hướng xử tăng hình phạt đối với bị cáo nhưng lại đề nghị cấp phúc thẩm tuyên huỷ phần quyết định hình phạt và xét xử theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo như vậy là trái với khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự; hoặc kháng nghị đề nghị cứng nhắc mang tính áp đặt như “yêu cầu Tồ án xét xử tăng hình phạt tù đối với bị cáo với mức án ít nhất là 24 tháng tù”.

Một số trường hp b cỏo b Tòa án cp s thm tuyờn không phạm tội do chưa nghiên

cứu kỹ quy định về thẩm quyền của cấp phúc thẩm, kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm tuyên bị cáo phạm tội là không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự mà phải kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để xét xử lại. Đối với người chưa thành niên, việc Toà án áp dụng cả Điều 47 và Điều 74 Bộ luật hình sự để xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề là đúng nhưng một số kháng nghị cho rằng Tồ án vi phạm điều 47 Bộ luật hình sự hoặc áp dụng hai lần giảm nhẹ cho bị cáo là khơng chính xác.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

* Nguyên nhân chủ quan

Trước tiên, đó là ngun nhân từ phía cán bộ, Kiểm sát viên. Một trong những nguyên

nhân cơ bản nhất về hạn chế, thiếu sót trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm là do năng lực, trình độ của cán bộ, Kiểm sát viên cịn nhiều bất cập. Có nhiều trường hợp cán bộ, Kiểm sát viên chưa nắm vững luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự , Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Quy chế nghiệp vụ của ngành cũng như các văn bản có liên quan. Thiếu sắc bén, tinh thông về nghiệp vụ do đó khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên không phát hiện ra vi phạm của Hội đồng xét xử, khi nghiên cứu án văn sơ thẩm cũng không phát hiện những

vấn đề, nội dung cần xem xét để kháng nghị dẫn đến việc viết dự thảo kháng nghị thiếu căn cứ, thậm chí áp dụng sai pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm của một số Kiểm sát viên còn chưa cao. Kiểm sát viên chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và án văn sơ thẩm, khi nghiên cứu căn cứ pháp luật còn chủ quan, qua loa, đại khái nên không phát hiện được vi phạm của bản án sơ thẩm hoặc phát hiện khơng đầy đủ, bỏ sót vi phạm từ đó đề xuất kháng nghị chưa có căn cứ.

Nguyên nhân thứ hai là về phía cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một số địa phương lãnh đạo chưa thực sự chú trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, có khơng ít địa phương trong nhiều năm liền khơng có kháng nghị phúc thẩm nào kể cả cấp tỉnh, cấp huyện, trong khi thông qua kháng cáo số án phúc thẩm bị cải sửa không phải ít là điều khơng bình thường. Việc quan tâm của lãnh đạo Viện còn ở mức độ nên chất lượng kháng nghị ở một số nơi cịn hạn chế. Việc làm này có thể nói như chúng ta thực hiện chưa tốt quyền năng pháp lý quan trọng mà pháp luật chỉ giao cho ngành Kiểm sát. Cùng với việc sử dụng quyền năng kháng nghị phúc thẩm để bảo vệ quan điểm truy tố ở một số nơi còn thiếu kiên quyết. Thực tế cho thấy có những trường hợp Tồ sơ thẩm xử khơng đúng tội danh và mức hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố và đề nghị nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị, thông qua kháng cáo của người bị hại, cấp phúc thẩm đã cải sửa theo đúng tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Việc nghe báo cáo án, báo cáo đề xuất kháng nghị của lãnh đạo đơn vị trong một số trường hợp còn chưa kỹ, chủ yếu dựa vào báo cáo của Kiểm sát viên nên kháng nghị thiếu căn cứ thậm chí cịn áp dụng sai pháp luật. Việc kháng nghị trong một số trường hợp cịn mang tính chủ quan, cảm tính, thể hiện sự bức xúc do có quan điểm khác nhau giữa Viện kiểm sát và Toà án tại phiên toà sơ thẩm mà chưa nghiên cứu cụ thể nội dung bản án để xác định những sai sót, vi phạm làm căn cứ kháng nghị do đó kháng nghị thường chung chung, thiếu thuyết phục dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị hoặc kháng nghị bị bác.

Nguyên nhân thứ ba là do công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và mối quan hệ phối hợp

cấp trên cấp dưới. Việc tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm tuy ở một số nơi đã thực hiện nhưng làm chưa thường xuyên, đặc biệt là những trường hợp bị rút kháng nghị. Sự phối hợp giữa các Viện phúc thẩm và các Viện kiểm

sát địa phương cũng như giữa Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát cấp huyện trong công tác này chưa được thực sự chú ý. Mặc dù số kháng nghị bị rút hàng năm khơng ít nhưng các Viện phúc thẩm cũng chưa phối hợp để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong toàn ngành để khắc phục trong công tác kháng nghị phúc thẩm.

Về công tác kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp, các Viện Phúc thẩm và các Viện kiểm sát cấp tỉnh tuy đã quan tâm song làm cịn được ít do chưa tập trung được lực lượng. Về phía các Viện Phúc thẩm cũng như Viện kiểm sát cấp tỉnh do biên chế còn hạn chế, chủ yếu vẫn tập trung vào việc giải quyết án chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi, thu thập, kiểm tra, nghiên cứu án văn sơ thẩm phát hiện vi phạm để kháng nghị phúc thẩm. Đối với các Viện kiểm sát cấp tỉnh cũng chưa có sự bố trí thoả đáng về nhân sự để theo dõi thường xuyên công tác kiểm tra bản án phát hiện vi phạm để kháng nghị trên một cấp.

Theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị thì hoạt động xét xử là nội dung trọng tâm của Chiến lược cải cách tư pháp nhằm bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Đối với Viện kiểm sát phải hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố. Tuy nhiên xét trên phương diện nào đó cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhất là đối với công tác xét xử phúc thẩm. Thực hiện hai cấp xét xử là nguyên tắc hiến định được cụ thể hoá trong Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó, những bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn luật định thì chưa có hiệu lực pháp luật, vụ án phải được xét xử phúc thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp, bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhưng khi xem xét lại vụ án theo thủ tục đặc biệt này Tồ án cấp trên trực tiếp khơng được ra quyết định giải quyết thẳng các yêu cầu của đương sự mà chỉ được quyền quyết định huỷ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại hoặc để toà án cấp dưới xét xử lại. Như vậy, xét xử phúc thẩm là thủ tục

quan trọng và có tính quyết định trong hoạt động xét xử của Tồ án. Do đó, cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng cần phải đặt đúng vai trị vị trí trong q trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành. Tuy đã có chuyển biến nhất định nhưng chúng ta chưa thật sự có đột phá mạnh mẽ trong công tác này. Sau khi không thực hiện chuyên khâu mà chuyển sang thông khâu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong tồn ngành có sự phân tán và khơng có đầu mối thống nhất quản lý. Đối với công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh và kiểm sát xét xử của ba Viện phúc thẩm hiện nay không có đầu mối thống nhất quản lý. Do đó có thể nói cơng tác kiểm sát xét xử án hình sự nói chung và cơng tác kiểm sát xét xử phúc thẩm nói riêng và đặc biệt là cơng tác kháng nghị phúc thẩm hầu như khơng có đầu mối nào trong ngành chịu trách nhiệm quản lý hướng dẫn chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ. Như vậy, sự đánh giá về số lượng và chất lượng của công tác kháng nghị của cấp huyện cũng như cấp tỉnh hiện nay khơng có ai phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và đánh giá. Điều đó ảnh hưởng khơng ít tới chất lượng cơng tác kiểm sát xét xử nói chung và cơng tác kháng nghị phúc thẩm nói riêng.

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của kiểm sát viên, cán bộ lãnh

đạo, quản lý, đó là có một phần do tâm lý “dĩ hồ vi quý”, “cả nể” nên không kháng nghị, ngại kháng nghị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng công tác kháng nghị bị ảnh hưởng không nhỏ.

*Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)