Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 34 - 40)

- Ngoài ra, còn nhiều điều kiện khác bảo đảm thực hành quyền công tố và kiểm sát các

2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.2.1.1. Ưu điểm

* Kháng nghị phúc thẩm đã khắc phục những sai sót cơ bản của tồ án cấp sơ thẩm: về

Phần lớn các kháng nghị được cấp phúc thẩm chấp nhận đều là những kháng nghị yêu cầu khắc phục những sai sót của Tồ án cấp sơ thẩm như vấn đề áp dụng điểm, khoản, điều luật áp dụng, về mức hình phạt, về việc cho hưởng án treo, về định tội danh, về tuyên bị cáo không phạm tội cũng như những vấn đề khác về mức bồi thường, hình phạt bổ sung…

Về áp dụng mức hình phạt, chỉ tính riêng trong 5 năm từ 2004 đến 2008 đối với cấp phúc thẩm trung ương, thông qua kháng nghị, đã tăng hình phạt đối với 660 bị cáo chiếm 57,7% số bị cáo được chấp nhận kháng nghị; giảm hình phạt đối với 95 bị cáo. Phần lớn các bị cáo bị kháng nghị tăng hoặc giảm hình phạt do tồ án cấp sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội cũng như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội nên xử quá nhẹ hoặc quá nặng. Có 17 bị cáo bị tăng từ chung thân lên tử hình, 25 bị cáo tăng hình phạt từ tù có thời hạn lên tù chung thân; giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân cho 4 bị cáo, từ chung thân xuống tù có thời hạn 4 bị cáo.

Thơng qua kháng nghị cấp phúc thẩm trung ương đã cải tội danh với 50 bị cáo; không cho hưởng án treo 63 bị cáo; cho hưởng án treo đối với 18 bị cáo; huỷ án sơ thẩm về việc tuyên không phạm tội đối với 19 bị cáo.

Kháng nghị phúc thẩm đã khắc phục những vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự của Tồ án cấp sơ thẩm như bỏ lọt hành vi phạm tội của bị cáo đã được điều tra, truy tố; nghị án kéo dài (như trường hợp nghị án kéo dài 20 ngày đối với vụ án Nguyễn Thị Hải - Thái Bình phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”); việc xét hỏi sơ sài, phiến diện, khơng xét hỏi đối víi từng bị cáo để làm rõ nội dung vụ án (như vụ án Đỗ Văn Trễ - Tây Ninh, hội đồng xét hỏi chỉ xét hỏi 6/13 bị cáo còn lại 7/13 bị cáo khơng được xét hỏi). Ngồi ra, kháng nghị phúc thẩm đã khắc phục những sai sót của án sơ thẩm về vấn đề bồi thường thiệt hại. các biện pháp tư pháp khác.

* Công tác kháng nghị phúc thẩm đã có nhiều chuyển biến theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị

Sau Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, cơng tác kháng nghị phúc thẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng kháng nghị đã được nâng cao hơn. Các Viện

kiểm sát đã chú trọng từ hình thức đến nội dung của kháng nghị nhằm bảo đảm tình có căn cứ và chặt chẽ về mặt pháp luật. Các Viện kiểm sát cấp phúc thẩm đã tăng cường rút kinh nghiệm về công tác này đối với các Viện kiểm sát cấp sơ thẩm do đó chất lượng kháng nghị đã tăng lên rõ rệt. Các Viện kiểm sát cả hai cấp đã chú trọng tới những vụ án được dư luận quan tâm, nhất là các vụ án về đấu tranh chống tham nhũng, bảo đảm sự phán xét nghiêm minh hơn. Thông qua việc kháng nghị đã giải toả được những bức xúc trong dư luận báo chí và được người dân đồng tình ủng hộ. Điển hình là vụ án tham nhũng về đất đai ở Đồ Sơn – Hải Phòng, đây là vụ án sau khi xét xử sơ thẩm đã gây bức xúc đặc biệt trong dư luận xã hội. Vụ án được xác định là một trong 10 vụ án tham nhũng lớn trong năm 2005 nhưng khi xét xử sơ thẩm các bị cáo chỉ bị phạt cảnh cáo. Ngay sau phiên toà hàng loạt các tờ báo lớn và đài truyền hình đều đưa tin và dư luận phản đối gay gắt về kết quả xét xử. Thủ tướng Chính phủ có kiến nghị xem xét lại vụ án. Ngay sau khi báo chí đưa tin, Viện thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội đã xác định vụ án cần phải kháng nghị phúc thẩm. Được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau 14 ngày làm việc khẩn trương Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, việc này đã tạo ra dư luận tốt trong xã hội, lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân. Kết quả xét xử phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo, đồng thời kiến nghị khôi phục điều tra đối với Chu Minh Tuấn nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng và mở rộng việc điều tra đối với một số đối tượng khác và đã được Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao chấp nhận.

Vấn đề bảo đảm việc truy tố không để xảy ra oan sai và cũng như không bỏ lọt tội phạm theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW luôn được Viện kiểm sát coi là nhiệm vụ hàng đầu. Các Viện kiểm sát đã đặc biệt chú trọng tới các trường hợp Toà án tuyên khơng phạm tội. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã có sửa đổi quan trọng về thẩm quyền cấp phúc thẩm (điểm b khoản 2 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2005 ) theo đó cấp phúc thẩm có thẩm quyền huỷ án sơ thẩm để xét xử lại

người đó phạm tội. Đây là quy định mới tăng thẩm quyền cho cấp phúc thẩm nhằm bảo đảm cho việc xử lý vụ án nhanh chóng hơn. Sau khi Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực, chỉ riêng các Viện kiểm sát cấp tỉnh đã kháng nghị phúc thẩm yêu cầu cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm đối với 23 bị cáo. Toà án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, huỷ án sơ thẩm để xét xử lại theo hướng các bị cáo có phạm tội đối với 16/23 bị cáo (chiếm 70%).

Ngoài ra, kháng nghị phúc thẩm cũng đã tập trung đấu tranh đối với một số loại tội phạm phục vụ yêu cầu chính trị như việc xử lý nghiêm đối với loại tội về vi phạm an toàn giao thông trong xu hướng loại tội phạm này ngày càng gia tăng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thông qua kháng nghị cấp phúc thẩm đã tăng hình phạt hoặc khơng cho hưởng án treo đối với nhiều bị cáo phạm loại tội này góp phần tích cực vào chương trình “An tồn giao thơng quốc gia”.

* Kháng nghị phúc thẩm góp phần tích cực trong cơng tác đấu tranh chống và phịng

chống tội phạm

Mỗi một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử nhất định thì cách mạng lại đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết. Trong thời kỳ sau khi giành được chính quyền thì nhiệm vụ chính mà cách mạng Việt Nam đặt ra để giải quyết đó là chống lại bọn phản cách mạng, bảo vệ chính quyền non trẻ. Sau khi hồ bình lập lại tại miền bắc thì nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam vẫn là đấu tranh để bảo vệ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phòng miền Nam. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ cách mạng là xây dựng đất nước giàu đẹp hơn đi lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập quốc gia. Đến ngày nay, khi đất nước đã hồ bình hơn 30 năm, cơng cuộc đổi mới của đất nước đã giành được những thành tựu đáng khích lệ thì nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam cịn khó khăn hơn là bảo vệ những thành quả đạt được, xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa Việt Nam ngày càng xích lại gần thế giới trong xu thế hội nhập, tồn cầu hố hiện nay. Để đạt được những thành tựu, nhiệm vụ đặt ra trong mỗi thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, của tất cả mọi người, mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội. Hoạt động của các

cơ quan tư pháp nói chung và của Viện kiểm sát nói riêng đã góp phần khơng nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm để giữ vững an ninh trật tự, bình n của đất nước. Thơng qua cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nói chung và đặc biệt là cơng tác kháng nghị nói riêng ngành kiểm sát đã góp phần tích cực trong cơng cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm bảo đảm trật tự an tồn xã hội, bình n cho Tổ quốc góp phần tích cực xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn.

Thông qua cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, các Viện kiểm sát đã góp phần trong việc thực hiện đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả đối với các loại tội phạm nhất là đối với các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm như mua bán trái phép các chất ma túy, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tội phạm xâm hại trẻ em, phụ nữ… Bằng việc thực hiện quyền kháng nghị của mình Viện kiểm sát đã yêu cầu toà án cấp trên phải xem xét lại phán quyết của toà án cấp dưới để đưa ra những phán quyết nghiêm minh hơn, trừng phạt đích đáng hơn những kẻ cầm đầu, lưu manh cơn đồ theo kiểu xã hội đen phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng và thơng q đó thực hiện việc răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Trong 5 năm qua thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát đã kiên quyết yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xử phạt mức án tử hình đối với nhiều bị cáo phạm tội nguy hiểm và đã được Tồ án chấp nhận.

Điển hình là vụ án Ngô Xuân Phương phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những tên cầm đầu là Ngô Đức Minh, Ngô Xuân Phương đã thuê các thuỷ thủ của Công ty vận tải Hà Nội là Đặng Văn Rơi, Lưu Công Dũng, Phạm Huy Phong và tiếp viên Tăng Anh Tuấn vận chuyển hêrôin từ Việt Nam sang Nhật giao cho Ngơ Xn Phương và đồng bọn tiêu thụ. Ngồi ra Ngơ Xn Phương cịn tổ chức vận chuyển thuốc lắc từ Hà Lan về Việt Nam giao cho Jonh Nguyễn bán tại Sài Gịn. Đây là vụ án ma t có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo phạm tội có tổ chức, câu kết chặt chẽ, hình thành đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý xuyên quốc gia với số lượng hêrôin và thuốc lắc rất lớn, trong một khoảng thời gian dài. Ngoài 4 bị cáo bị mức án tử hình là thoả đáng cịn 6 bị cáo khác gồm: Lê Đức Minh mua bán 69 bánh hêrôin; Jonh Nguyễn mua bán 4.778 viên ma tuý tổng hợp; Vũ Hoàng Oanh

mua bán 3 bánh hêrôin và 50 kg cần sa; Phạm Công Giản mua bán 3 bánh hêrôin và 50 kg cần sa; Phạm Huy Phong mua bán 3 bánh hêrôin; Tăng Anh Tuấn mua bán 600g hêrôin. Mức án sơ thẩm đã tuyên đối với 6 bị cáo này là quá nhẹ, khơng phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kháng nghị phúc thẩm tăng hình phạt đối với 6 bị cáo này. Kháng nghị đã được Tồ phúc thẩm chấp nhận, xử phạt Ngơ Đức Minh, Jonh Nguyễn, Vũ Hoàng Oanh, Phạm Huy Phong (đều tù chung thân), Phạm Công Giản từ 20 năm lên tử hình, Tăng Anh Tuấn từ 20 năm lên chung thân. Bên cạnh đó trong xu thế hội nhập mở cửa tồn cầu hố như hiện nay có khơng ít mặt trái xâm nhập vào, đó là những loại tội phạm mang tính quốc tế như lừa đảo, rửa tiền, bn bán phụ nữ, trẻ em, truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ có chiều hướng gia tăng. Việc trừng trị nghiêm khắc những loại tội phạm này là sự răn đe cần thiết đối với những kẻ tội phạm định coi Việt nam là “vùng đất phạm tội mới”. Thông qua việc kháng nghị phúc thẩm hình sự Viện kiểm sát đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong đấu tranh phòng chống những loại tội phạm này.

Tiêu biểu như vụ án Ludimer Manalo Masngkay và đồng bọn phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với thủ đoạn sửa mệnh giá từ 50 USD/séc thành 500 USD/séc rồi đem vào Việt Nam lừa đảo Ludimer Manalo Masngkay cùng đồng bọn đã đổi được 238 tờ séc chiếm đoạt tổng cộng 119.000 USD. Ludimer Manalo Masngkay được toà án cấp sơ thẩm nhận định tuy là người cầm đầu nhóm gây án ở Việt Nam nhưng khơng phải là người chủ mưu nên chỉ tuyên phạt bị cáo 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi phạm tội của các bị cáo là có tổ chức, phạm tội với trình độ cao, phạm tội nhiều lần, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn và không khắc phục được hậu quả. Bản thân Ludimer Manalo Masngkay là người giữa vai trị chỉ đạo, giám sát tồn bộ hoạt động của nhóm ở Việt Nam và chuyển trót lọt toàn bộ số tiền về Philippin nên mức án 20 năm tù là quá nhẹ khơng tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, khơng đáp ứng u cầu đấu tranh phịng chống loại tội phạm xuyên quốc gia. Cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phạt tù chung thân đối với bị cáo.

Mặt khác không chỉ chú trọng việc đấu tranh chống tội phạm, các Viện kiểm sát cũng đã chú trọng tới việc xem xét về tính chất tội phạm, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội để có mức hình phạt thoả đáng, vừa bảo đảm tính răn đe đồng thời cũng bảo đảm tính giáo dục phịng ngừa, cảm hoá người phạm tội. Đáng chú ý có những vụ án kháng nghị yêu cầu giảm án từ tử hình xuống chung thân hoặc tù có thời hạn cho các bị cáo được cấp phúc thẩm chấp nhận, như vụ án Trần Quốc Hoàn – Hà Nội phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được cấp phúc thẩm chấp nhận từ tử hình xuống cịn 20 năm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)