Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Viện kiểm sát và hoàn thiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, kiểm sát viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 82 - 88)

- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:

3.3.4.Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Viện kiểm sát và hoàn thiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, kiểm sát viên

thiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, kiểm sát viên

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp nhất là từ khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ các cơ quan tư pháp. Trên thực tế cho đến nay, trụ sở làm việc của Viện kiểm sát các huyện và trụ sở làm việc của Viện kiểm sát tỉnh đã được đầu tư xây dựng cơ bản, phương tiện làm việc đã được trang bị máy photo, máy tính, xe máy và chế độ chính sách đối với cán bộ Viện kiểm sát đã

ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và trong mối tương quan về mức sống với các ngành khác, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của ngành kiểm sát vẫn còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, đời sống của cán bộ, kiểm sát viên còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, yêu cầu của cải cách tư pháp, vai trò và trách nhiệm của VKS rất nặng nề.

Để thực hiện tốt hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung đạt kết quả tốt, việc tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác là hết sức cần thiết, đề nghị VKSND tối cao trong thời gian tới sớm có kế hoạch: - Đầu tư trang thiết bị và ứng dụng cơng nghệ thơng tin có chất lượng cao phục vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chuẩn hoá tin học trong cơ quan Viện kiểm sát các cấp

- Tăng cường trang bị tài liệu, sách báo pháp luật cho cán bộ, KSV trong ngành nghiên cứu học tập và áp dụng vào giải quyết các vụ việc cụ thể.

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các VKS địa phương.

- Tăng lương, tăng phụ cấp trách nhiệm và các đãi ngộ khác đối với cán bộ, KSV để họ có điều kiện ổn định cuộc sống, n tâm cơng tác.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, với 3 tiết tác giả đưa ra những dự báo về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tình hình về tội phạm trong những năm tới. Đồng thời tác giả cũng nêu quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân. Trên cơ sở những nguyên nhân của tồn tại trong cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm gần đây, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng, cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong thời gian tới theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và Chỉ thị số 03 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

KẾT LUẬN

Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng pháp lý quan trọng nhà nước chỉ trao cho Viện kiểm sát nhằm bảo đảm cho pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự nói riêng được tn thủ nghiêm chỉnh và triệt để. Thông qua công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của mình. Đồng thời qua cơng tác kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát bảo đảm cho mọi hoạt động tư pháp được tiến hành đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Song song với những quy định về quyền công tố, ngay từ những Sắc lệnh đầu tiên khi cơng tố cịn là một bộ phận của Tồ án thì quyền kháng nghị đã được quy định. Đầu tiên, tại Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946, quyền chống án của ông Biện lý đã được ghi nhận. Đây có thể được coi là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quyền kháng nghị của công tố trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Tiếp theo sau đó trong những Sắc lệnh, Thông tư, Luật, Bộ luật tố tụng sau này quyền năng pháp lý này được điều chỉnh, bổ sung và ghi nhận ngày càng chi tiết chặt chẽ hơn. Mỗi một thời kỳ cách mạng thì lại có những nhiệm vụ chính trị được đặt ra. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt những nhiệm vụ chính trị đó thì khơng phải mỗi cá nhân hay mỗi đơn vị riêng biệt có thể làm tốt, đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả mọi người, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Đặc biệt hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, của Viện kiểm sát nói riêng đã góp phần khơng nhỏ vào việc hồn thành tốt những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong mỗi thời kỳ.

Viện kiểm sát bằng việc thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, góp phần ổn định xã hội để bảo đảm cho việc hồn thành những nhiệm vụ chính trị được đặt ra.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu để Viện kiểm sát thực hiện và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.

Kháng nghị nói chung và kháng nghị phúc thẩm hình sự quyền năng pháp lý đặc biệt mà Nhà nước chỉ quy định cho Viện kiểm sát và chỉ duy nhất Viện kiểm sát mới có quyền thực hiện quyền năng này. Đây là công cụ hữu hiệu để bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, là phương tiện để đấu tranh phòng và chống tội phạm. Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một trong những trong căn cứ pháp lý quan trọng để vụ án được xét xử ở cấp thứ hai, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi người.

Cùng với sự phát triển của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp được đặt ra là một tất yếu. Chính vì vậy Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã chỉ rõ: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội…Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Ngày 2 tháng 6 năm 2005 Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Để đạt được những mục tiêu về cải cách cách tư pháp nêu trên, các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nói riêng phải khơng ngừng nỗ lực để hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình, bên cạnh đó phải nỗ lực để đổi mới, hồn thiện góp phần vào cơng cuộc đổi mới nói chung.

Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, hoạt động của ngành kiểm sát đã có những chuyển biến tích cực. Cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đạt được những kết quả nhất định.

Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một trong những quyền năng pháp lý quan trọng của Viện kiểm sát trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử. Thông qua kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát bảo đảm cho mọi hoạt động tư pháp được tiến hành đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Chính vì vậy, Chỉ thị số 03 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 19 tháng 6 năm 2008 về "Tăng cường cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự" một lần nữa lại khẳng định nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của ngành kiểm sát.

Để làm tốt việc này cần có một chiến lược mang tính quy mơ, lâu dài, địi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngành từ trung ương đến địa phương. Làm tốt cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng, cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nói chung sẽ góp phần khơng nhỏ vào thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, nâng cao vị thế của ngành trong khối các cơ quan tư pháp, đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra, đưa Việt Nam càng càng hoà nhập vào khu vực và quốc tế trong xu thế tồn cầu hố như hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 82 - 88)