Sự đồng bộ, hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 28 - 29)

Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử nói chung và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng của Viện kiểm sát là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước. Cơ sở pháp lý để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật. Để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự thì hệ thống các quy phạm về kháng nghị phúc thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm phải thật đồng bộ, hoàn chỉnh. Cụ thể phải tiếp tục khẳng định thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là chức năng Hiến định của Viện kiểm sát nhân dân, tiếp tục khẳng định các quyền của Viện kiểm sát nhân dân được quy định trong BLTTHS năm 2003. Các Nghị quyết của Đảng trong thời gian qua đã chỉ rõ: Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà...Như vậy, Đảng đã chủ trương xây dựng một nền công tố mạnh, phục vụ thiết thực và hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó Viện kiểm sát giữa vai trò quan trọng đối với hoạt động xét xử. Để thực hiện các quan điểm của Đảng, đòi hỏi các nhà lập pháp phải thể chế hoá các Nghị quyết, đường lối của Đảng theo hướng tăng cường vai trò của kiểm sát viên đối với hoạt động kiểm sát xét xử và cơ chế bảo đảm trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát, bảo đảm Viện kiểm sát có vai trị chủ động hơn trong hoạt động kiểm sát xét xử nhằm hạn chế tới mức xảy ra oan, sai, loạt tội phạm trong các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.

Bên cạnh đó phải thường xuyên làm tốt cơng tác hệ thống hố các văn bản quy phạm pháp luật trong tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự để

kịp thời loại bỏ những quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp, sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy phạm pháp luật mới sát thực tiễn, theo kịp tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong mỗi thời kỳ cách mạng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)