Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân cũng như các tổ chức xã hội và của công dân là

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 30 - 31)

một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiếm sát nhân dân cũng như toàn bộ hệ thống các cơ quan tư pháp. Một mặt nó thể hiện tính cơng khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trong đó có Viện kiểm sát. Mặt khác, nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đại biểu dân cử và tồn xã hội đối với cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, coi đây là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp ở nước ta. Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định:

Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của công dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp.... [22, tr.7].

Hay quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong q trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư

pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân” [23, tr.2]. Thể chế hoá Nghị quyết của Bộ chính trị, BLTTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung Điều 8 BLTTHS năm 1988 thành Điều 23 BLTTHS năm 2003 về giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đây được coi là một nguyên tắc của hoạt động tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 30 - 31)